“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”

Giới thiệu nguồn gốc dòng họ

Nguồn gốc của dòng họ chỉ ghi chép từ ông Phượng Quận công, thời nhà Lê, trước đó không ghi chép lại, chỉ ghi Họ Nguyễn Sỹ, nguyên tổ tiên xưa ở Thanh Hóa “thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Ái Châu” kế thế Công – Hầu.

Dựa vào các quyển phó ý, các bản bốc văn, hô danh và truyền văn để lại đều ghi chép rằng:

Họ Nguyễn Sỹ, nguyên tổ tiên xưa ở Thanh Hóa “thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Ái Châu” (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Thời nhà Lê có ông Phượng Quận Công sinh 2 con trai là: ông Nguyễn Chung và ông Nguyễn Thành.

Ông Nguyễn Thành sinh ra ông Nguyễn Kim và ông Nguyễn Nay. Ông Nguyễn Kim sinh 2 người con trai: con trai đầu là ông Nguyễn Uông, con trai thứ là ông Nguyễn Hoàng. Con cháu sau đời đời nối tiếp, gia phả không thấy ghi chép tiếp các đời sau, chỉ thấy ghi  “Nam Việt tử tôn kế thế Đế Vương”.

Ông Nguyễn Chung, trước nhận chức Thiếu sư  lịnh lang tư thừa nội các sự vụ (làm quan chức Lang tư, trông coi công việc Nội các, tước Thiếu khanh). Vợ là bà Trịnh Thị Huyền sinh trai, gái 10 người.

Bị Trịnh Kiểm ức hiếp, con trai ông Nguyễn Chung là Nguyễn Tú chống lại thế lực họ Trịnh, bị Trịnh Kiểm truy hạ.

Ông Nguyễn Tú sinh được một con trai là ông Nguyễn Uyên ở vào triều vua Lê Thuận Bình (1549). Ông
Nguyễn Uyên thi đậu Hương cống, vợ ông là bà Hồ Thị Chiêu.

Ông Nguyễn Uyên và bà Hồ Thị Chiêu sinh được 4 người con trai là: con trai đầu Nguyễn Cường, con trai thứ hai Nguyễn Thịnh, con trai thứ ba Nguyễn Vọng và con trai thứ tư Nguyễn Lâu.

Ông Nguyễn Thịnh và hậu thế của ông không thấy ghi chép lại.

Vì nạn phân tranh Trịnh – Nguyễn ông Nguyễn Uyên và bà Hồ Thị Chiêu bất đắc kỳ tử (bị sát hại).

Sau khi cha mẹ mất, ba anh em Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng và Nguyễn Lâu từ thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa mang theo hài cốt cha là Nguyễn Uyên và mẹ là Hồ Thị Chiêu tìm phương lánh nạn, tránh sự kỳ thị, hãm hại của Chúa Trịnh (phủ Chúa Trịnh ở Hà Trung).

Vào Nghệ An, ba anh em đã đến xã Diêm Tràng, phủ Anh Đô (tức là 2 xã Yên Sơn và Văn Sơn thuộc huyện Đô Lương ngày nay), chọn được động Cồn Am (là một quả đồi) là cát địa để táng hài cốt cha mẹ.
 

Sau đó ba anh em phân tách ra ba nơi tạo thành ba chi:
- Ông Nguyễn Cường về sinh sống tại thôn Thổ Sơn, xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương (xã Cát Văn, huyện Thanh Chương ngày nay) mang tộc danh Nguyễn Tuấn Cường tạo thành chi I. Theo gia phả, từ đời thứ 7 về sau mang tộc danh Nguyễn Sỹ.

- Ông Nguyễn Vọng về sinh sống tại thôn Cẩm Hoa Viên, phủ Anh Đô (xã Liên Sơn (nay là thị trấn Đô Lương), huyện Đô Lương ngày nay) mang tộc danh Nguyễn Sỹ Vọng tạo thành chi II.

- Ông Nguyễn Lâu ở lại thôn Yên Tứ, xã Diêm Tràng, phủ Anh Đô (thuộc xã Văn Sơn, huyện Đô Lương ngày nay) mang tộc danh Nguyễn Sỹ Lâu tạo thành chi III.

*  *  *


Năm 1991 hội đồng họ Nguyễn Sỹ ở làng Yên Quả, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn đã thành lập một tổ chuyên trách để xác định nguồn gốc của họ. Qua quá trình sưu tầm, tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu đã đồng tình đoán định: Ông Nguyễn Cường có bà vợ thứ ở Nam Đàn để rồi sinh ra nhánh họ Nguyễn Sỹ ở làng Yên Quả, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn ngày nay.

(Quá trình xác định nguồn gốc họ Nguyễn Sỹ ở thôn Yên Quả, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn được ghi chép trong cuốn “Lịch sử họ Nguyễn Sỹ tại làng Yên Quả, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn”)

Sơ đồ nguồn gốc dòng họ:

 

Về tên lót của dòng họ ta là "Sỹ", xin trích một phần giới thiệu tên lót của họ ta trong cuốn gia phả đại tôn:

“Từ nguồn gốc chung của dòng họ Nguyễn, đến khi phân chia thành nhiều dòng họ, mà dòng họ chúng ta là Nguyễn Sỹ, có thể tổ tiên chúng ta có nhiều người khoa bảng được học hành, hoặc là vì mục đích khuyến học trong dòng họ nên mới đặt chữ lót Sỹ.

Chữ Sỹ mang nhiều ý nghĩa sâu xa và là nguồn động viên chúng ta làm thế nào cho xứng đáng với chữ Sỹ mà tâm linh tổ tiên chúng ta đã mong ước khi chọn chữ Sỹ làm chữ lót cho dòng họ Nguyễn chúng ta. Nói về chữ Sỹ, sách xưa còn truyền lại

Tước hiệu ngũ Sỹ cư kỳ liệt (trong ngũ tước Sỹ được liệt vào trong)
Dâu hựu tứ Sỹ vi chi tiên (Sỹ - Nông – Công – Thương Sỹ đứng đầu tiên)


Trong khoa cử mong con cháu học hành tiến bộ, tài giỏi, trước xứng danh nho sỹ trong lúc học hành, sau thành những vị khoa bảng.

Trong đạo đức mong cho con cháu trở thành những người có sỹ khí để lưu truyền muôn thuở cho dòng họ, cho đất nước.

Trong lĩnh vực văn hóa, mong cho con cháu văn hay học giỏi để sau trở thành những văn sỹ có danh vị với non sông đất nước.”


Thông tin về dòng họ được ghi chép lại từ các tư liệu:

- Gia phả Nguyễn Sỹ Tộc Cát – Đô – Văn. Chủ bút: ông Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu ghi chép, sưu tầm, bổ sung, ngày 18 tháng 3 năm 1979 (ngày 20 tháng 02 năm Kỷ Vị).

- Gia phả họ Nguyễn Sỹ chi Cát Ngạn, Thanh Chương. Bản chữ Hán do ông Nguyễn Sỹ Tuấn chép lại ngày rằm tháng 11 năm Bính Thìn, triều vua Khải Định năm đầu (tức là năm 1916). Ông Nguyễn Sỹ Cẩn dịch xong sang chữ quốc ngữ ngày 04 tháng 12 năm 1993.

- Gia phả họ Nguyễn Sỹ chi Thị trấn Đô Lương. Bản chữ Hán do cụ tổ đời thứ ba là Lôi dương đồn điền sứ Sơn động công chép, chỉ ghi chép từ đời cụ tổ của chi là Nguyễn Vọng, các đời trước đó chỉ ghi là: “Gặp thời loạn lạc gia phả bị mất nên không rõ”. Cháu chín đời, ông Nguyễn Sỹ Trân, ông Nguyễn Sỹ Cẩn Soạn thảo lại bằng chữ quốc ngữ ngày 01 tháng 3 năm 1972 (ngày 15 tháng 02 năm Nhâm Tý); Ông Nguyễn Sỹ Cẩn chỉnh lý lại tháng 12 năm 1989 (tháng 12 năm Kỷ Tỵ).

- Nguyễn gia thế phổ Đại tôn Văn Tràng. Ông Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu Tiểu tôn, Yên Sơn, Văn Tràng sưu tầm cổ bản, bổ sung và ghi chép Xuân Kỷ Vị (1979).

- Lịch sử họ Nguyễn Sỹ tại làng Yên Quả, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Biên soạn lần thứ 4 – năm Tân Mão (2011). Người biên soạn: ông Nguyễn Sỹ Bưởi.

Ghi chú:

* Phủ Anh Đô sau đổi tên thành phủ Anh Sơn, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đổi thành huyện Anh Sơn. Đến năm 1963, theo quyết định ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chính phủ, huyện Anh Sơn lại chia thành 2 huyện: huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương ngày nay.

* Thôn Cẩm Hoa Viên sau tách ra thành thôn Cẩm Ngọc và thôn Phương Liên.


* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Khu mộ Thủy Tổ tại Cồn Am

* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Nhà thờ Đại tôn Cát - Đô - Văn



* Thông tin mới cập nhật (* New)

* Hướng dẫn xét Dòng họ Văn hóa của huyện Thanh Chương

* Thông báo tìm nhánh họ ông Nguyễn Sỹ Hiều (Phiêu) thuộc chi Cát Văn ở vùng huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

* Thư khuyến hiếu kêu gọi quyên góp để tôn tạo khu mộ Thủy Tổ

* Thông báo về lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am ngày 15 tháng giêng hàng năm

Danh sách tất cả các thông báo...


* Tìm thấy phần mộ của ông Tổ chi Cát Văn (20/4/2015)

* Quá trình tôn tạo khu mộ Tổ từ sau năm 1945 đến năm 2003 (Trích trong gia phả Đại tôn)

* Hoàn thành việc lát gạch, sơn tường và một số hạng mục khác của nhà thượng đường nhà thờ Đại tôn (12/2014).

* Hội đồng gia tộc chi Cát Văn họp bàn triển khai các công việc: chăm sóc nhà thờ, làm hồ sơ đề nghị huyện Thanh Chương xét dòng họ văn hóa và biên soạn gia phả của chi (08/9/2014).

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 4 - tháng 5 năm 2014

* Triển khai các công việc tôn tạo khu mộ Tổ - tháng 5 năm 2014

* Nội dung và kết quả cuộc họp Hội đồng gia tộc Đại Tôn ngày 3/4/2014

* Hoàn thành xây dựng mái tôn sân nhà thờ Đại Tôn

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 3

* Quá trình họp bàn (từ năm 2009 - 2010) để triển khai tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ

Danh sách tất cả các tin tức...


* Lễ tế Tổ Đại tôn ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi (06/3/2015)

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am Sơn Lộc ngày 15 tháng Giêng năm Ất Mùi (05/3/2015)

* Lễ tế bà Tổ Cô ngày 15 tháng 2 năm Canh Dần 2010

* Lễ tế Thủy Tổ 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Lễ tảo mộ Tổ 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 11 năm 2013

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 7 năm 2013

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Thủy tổ Rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013

* Hình ảnh khu mộ Thủy tổ tháng 12 năm 2010

Danh sách tất cả các tin tức...


* Bài viết “Vài nét về văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An” của ông Nguyễn Sỹ Cẩn – Nguyên giảng viên Trường Đại học sư phạm Vinh

* Thông báo cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Báo cáo của Ban liên lạc họ Nguyễn Sỹ tại cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Lời khai mạc cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 của các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Các danh nhân của dòng họ Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Địa chỉ các chi họ Nguyễn Sỹ (Trích Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000

* Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ nhất các dòng họ Nguyễn Sỹ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, 13/9/1997

* Sắc phong của vua Lê Hiển Tông ban cho ông tổ Nguyễn Sỹ Cường

* Bài viết “Về khu di tích nhà Nguyễn ở Gia Miêu Thanh Hóa” của nhà văn, nhà sử học, nhà báo Nguyễn Đắc Xuân

Danh sách tất cả các tư liệu...


* Câu đối của ông Nguyễn Sỹ Cẩn

* Bài viết "Thơ về mùa Xuân và thiếu nữ" của ông Nguyễn Sỹ Cẩn.

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Ngoãn

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Tiu

Danh sách tất cả các bài...