Bản bốc văn chi Văn Tràng
Triều Duy Tân năm thứ năm (tức là năm 1911) chép về gốc tích họ Nguyễn Sỹ như sau:
“Tổ họ Nguyễn Sỹ nguyên người Gia Miêu, Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa (xưa gọi là Ái Châu).
Ông Phượng quận công sinh hạ hai con trai là Nguyễn Thành và Nguyễn Chung. Ông Nguyễn Thành sinh ra ông Nguyễn Kim và Nguyễn Nay, con cháu kế tiếp đế vương.
Còn ông Nguyễn Chung ra làm quan chức Lang tư, trông coi công việc Nội các, tước Thiếu khanh, lấy bà Trịnh Thị Huyền sinh ra trai gái 10 người. Bị Trịnh Kiểm ức hiếp, con ông Nguyễn Chung là Nguyễn Tú chống lại. Họ Trịnh truy bắt.
Con Nguyễn Tú là Nguyễn Uyên thi đỗ Hương cống triều Lê (tương đương Cử nhân triều Nguyễn) cùng vợ là bà Hồ Thị Chiêu đều bị giết hại.
Ba người con trai của Nguyễn Uyên là Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng và Nguyễn Lâu sợ không thoát khỏi nạn nên tìm cách trốn tránh. Ba anh em đem theo hài cốt cha mẹ đi đến xã Diêm Tràng, phủ Anh Sơn thì chôn hài cốt cha mẹ ở xứ Cồn Am.
Đất Cồn Am kết phát đinh tài (người và của đều vượng), lẽ ra văn võ đều phát đạt nhưng phần mộ bị nhiều người xuyên tạc nên cửa trưởng các chi Cát Ngạn, Cẩm Ngọc, Yên Tứ đều sa sút. Nay muốn thịnh vượng thì các chi họp nhau lại mà bồi trúc cho được như cũ.
Gia phả của họ chưa rõ, thế thứ khó phân tỏ. Trong họ ai nấy biết ăn ở theo lòng mình sẽ được hưởng hạnh phúc, hòa bình. Nay sao (chép) lại bốc văn để tham khảo.
Những điều ghi chép trong bốc văn và các bản phó ý cùng những lời truyền ngôn đều hợp nhau.
Triều Khải Định năm đầu, ngày rằm tháng 11 năm Bính Thìn (tức năm 1916) cháu xa là Nguyễn Sỹ Tuấn cung kính ghi chép lại”.
Bản bốc văn này nguyên văn bằng chữ Hán do cháu xa là Nguyễn Sỹ Tuấn chép lại vào trong gia phả họ Nguyễn Sỹ chi Cát Ngạn, ngày tháng năm ghi chép như đã ghi ở trên. Bản gốc mà ông Nguyễn Sỹ Tuấn theo đó chép lại thì đến nay vẫn chưa tìm được.
Bản bốc văn này được ông Nguyễn Sỹ Cẩn dịch toàn văn, chép trong gia phả chi Cát Ngạn.
Trong bản bốc văn này có nói đến chi Yên Tứ tức là chi Yên Sơn (Văn Sơn) hiện nay vì xã Yên Sơn trước kia gọi là thôn Yên Tứ, có nói đến chi Cẩm Ngọc tức là chi ở xã Liên Sơn (thị trấn Đô Lương) ngày nay, vì xã Liên Sơn trước kia gọi là thôn Phương Liên cùng với thôn Cẩm Ngọc gọi chung là thôn Cẩm Hoa viên.
* Ông Nguyễn Sỹ Tuấn (Nguyễn Sỹ Tướn, nhân dân thường gọi là thầy Học Đệ)
* * *
Giới thiệu gia phả chi Văn Sơn
(Bản gia phả này được đánh máy lại từ bản viết tay của ông Nguyễn Sỹ Tám, nhưng chưa gặp lại được ông để nhờ ông kiểm tra lại nội dung)
Gia chi hựu phổ do Quốc chi hựu sử dạ. Gia phổ minh nhi hậu, chiêu giả chiêu, mục giả mục, đồng giả bất ly ư dị, thân giải bất tích ư sơ. Khấu kỳ bằng tắc phối hựu sở liên. Vấn kỳ căn tắc sinh hựu sở tự. Cẩn gia phổ vị minh, tắc đồng nhi di thân nhi sơ, cửu tộc nhân đồ nhân dạ, bất khả bất tú. Nga tộc bát đai di tiền bất tri hà tự. Truyền văn Thủy tổ nguyên thị Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn, Gia Miêu phát tích. Kế thế công hầu.
Chí Phượng Quận công
Sinh hạ:
1: Nguyễn – Chung 2: Nguyễn - Thành
Nguyễn Thành
Sinh hạ:
1: Nguyễn Kim 2: Nguyễn Nay
Nam Việt tử tôn kế thế Đế - Vương
Tồn Nguyễn Chung
Tiền thụ Thiếu sư lịnh lang tư thừa nội các sự vụ
Thú Trịnh Thị Huyền
Sinh hạ: nam nữ thập nhân (10 người)
Bị Trịnh Kiểm cường hào
Nguyễn Chung chi tử (con)
Nguyễn Tú kháng cự
Trịnh thị truy tróc
Nhưng thử Nguyễn Tú chi tử (con)
Nguyễn Uyên
Lê triều Thuận Bình (1549) thi trúng Hương Cống.
Thê
Hồ Thị Chiêu
Sinh hạ
1: Nguyễn Cường 2: Nguyễn Thịnh
3: Nguyễn Vọng 4: Nguyễn Lâu
Phu – Phụ bất đắc kỳ tử.
Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng, Nguyễn Lâu tị loạn lưu ngụ thôn cư trú, nhập tịch. Đại hậu phụng tương tiêu nhân hài cốt, tầm vang ngụ xạ địa phận Cồn Am Sơn Lộc táng chi.
Chí thất đại Tổ khảo Nguyễn Sỹ Quỳnh, Tổ tỷ Trần Thị Đôi, nữ tử Nguyễn Thị Bái, Nguyễn Thị Lẻ, trưởng nam Nguyễn Sỹ Anh, thứ nam Nguyễn Sỹ Trác.
Hựu kiếu Tổ cô Nguyễn Thị Lẻ trì thỉnh từ nội tự, sở hựu điều trì thổ trạch, thư khế các bức, ký tại thâu đệ Nguyễn Sỹ Anh. Đại kỳ đệ quá cố, trì thỉnh câu xạ tựu Nguyễn Sỹ Anh gia tra vấn. Kỳ Nguyễn Sỹ Anh chi thân tử Nguyễn Sỹ Vượng cụ tương như khế giao hoàn thân cô. Hựu kiếu Tổ cô Nguyễn Thị Lẻ hứa điều trì nội tự thân tôn Nguyễn Sỹ Huy phụng dương cù lao. Phả hựu thốn công, biết hứa điều thất cao đẳng ngự. Đạn vị đích tri Nguyễn Sỹ Huy thùy thị chi tử.
Cấp tra kiếu nga chi liệt tiên húy nhất bộ Tiền tổ khảo Nguyễn Sỹ Anh – Hiển tổ tỷ Phạm Thị Thán. Kế tự hiển khảo Nguyễn Sỹ Huy diệc Nguyễn Sỹ Anh sở sinh.
Hựu truyền văn Tiền tổ Nguyễn Sỹ Anh chính thất Phan Thị Thán sinh Nguyễn Sỹ Huy, á thất Thái Thị Diệc sinh Nguyễn Sỹ Vượng. Thử thời bất tri hà cố, nhị thứ nam Nguyễn Sỹ Vượng tranh vi trưởng, kỳ mậu Thái Thị Diệc thăng vi chính thất, trưởng nam Nguyễn Sỹ Huy giáng vi thứ kỳ mậu Phan Thị Thán giáng vi á thất. Sở di chí kim, y chi giám thủ từ đường phụng sự tiên tổ kỳ tiên tổ sở hựu hạ chi điền, trì, thổ, trạch duy y chi thi thử. Đại kỳ tôn Nguyễn Sỹ Toái tiềm mưu yểm mật gia phổ, chúc thư nại tương tiên tổ hương hỏa chi điền, thổ, quân phân y chi chúng tri.
Trí bát đại dị tiền, tiên tổ chi húy tự, thụy hiệu cập chư sơ tích, vô tòng kê khảo. Duy tự Thất đại di hạ, thế thứ tường minh, nhưng thử hợp biểu di thị lai dã, hạnh nhị hiền hiếu tử tôn.
Thế tu nhất thế, bất phế dân chi, thị diệc hồi trung lược, hựu khai tệ xứ dạ.
|
Ất Dậu niên – thập nguyệt – thập tam nhật
Nguyễn triều Minh Mạng – Ngũ niên – (1825) |
Sở hự tiên tổ duy hạ thư từ sự tích thế dịch niên lưu. Chi cơ hủy liệt khủng nạn cửu truyền nhưng sao vu tả liên chiếu.
Chúc thư
Anh Đô phủ, Nam Đường huyện, Diêm Tràng xã, Yên Tứ thôn, thú dịch Nguyễn Sỹ Quỳnh duyên thê Trần Thị Đôi, tiền dị bênh cố, tự niệm hành niên lạc, đáu tịch phi thường, khủng ư thân hậu, hoặc khi thanh đoan. Sở hựu tổ nghiệp, cập tâu mai điền, trì, thổ, trạch trì vật, chư lập chúc thư, phân vi trục phần lưu dự sở sinh nam nữ tứ nhân. Trưởng nam Nguyễn Sỹ Oanh, thứ nam Nguyễn Sỹ Trác, trưởng nữ Nguyễn Thị Bái, thứ nữ Nguyễn Thị Lẻ đẳng. Vinh vi sâu nghiệp, kỳ điều thổ đẳng vật, ủy thi phu thê kỷ vật. Dự nội ngoại thân thuộc chi nhân, biết vô quan ngại, nan muội trùng phục đẳng sư. Duy chúc thư chi hậu, nam nữ chiếu y bản phần, các cần sinh nghiệp di thừa tề tư cảm hưu vi bội, vọng khi tranh đoan, định tra dị bắt hiếu chi tôi, đoạt kỳ bản phần.
Quốc hiệu thường pháp, cố lập chúc thư trứ đạo phó dư chư tử, thứ nữ Nguyễn Thị Lẻ các chấp nhát đạo, vi chiếu dụng dạ. Hứa thứ nữ Nguyễn Thị Lẻ phân điền một mẫu tám sào, ương thổ tam cao, viên thổ nhất mậu tâm khẩu.
Vi bằng
Anh Đô phủ, Nam Đường huyện, Diêm Tràng xã, Yên Tứ thôn, phụ nhân Nguyễn Thị Lẻ, sự trình kê, nguyên ư thượng niên, sở hựu tổ nghiệp tương tạo điền, trì, thổ, trạch, thư khế các bức, tài vật đẳng hạng, nhất giả ký tại thân đệ cựu xạ chính Nguyễn Sỹ Anh trương hồi giám thử. Ư thương niên thâu đê bát hạnh quá cố. Tư Nguyễn Thị Lẻ tưu đê tôn Nguyễn Sỹ Vượng đẳng gia vấn thư khế đẳng tư, các bức tài vật. Nhưng thử trì thỉnh, bản xạ viên mục xạ trưởng, tịnh tựu bản gia, tra vấn Nguyễn Sỹ Vượng. Kỳ Nguyễn Sỹ Vượng tương thư khế đẳng từ các bức phó hoàn thân cô Nguyễn Thị Lẻ, di thủ túc số. Đạo vô hựu tử tức, đơi khủng nội ngoại chúng tôn nghi hoặc hưu sở thư khế các bức kê khai tri bằng, dự bản xạ biên cứ. Thỉnh khai vu hậu, cộng điều lục mậu lục cao, thổ trạch khi cao, viên cư nhất cao.
|
Cảnh Hưng nhị thập ngũ niên, tứ nguyệt, nhị thập ngũ nhất bằng từ - (1765)
Phụ nhân Nguyễn Thị Lẻ điểm chỉ. |
PHẢ ĐỒ TỘC HỆ VĂN TRÀNG
1. Nhất thế Đại tôn Văn Tràng Cao … Cao tổ khảo Nguyễn Lâu
Hiệu bụt: Cao … Cao tổ khảo Nguyễn quý Công húy Sỹ Lâu. Thụy Chính phúc phủ quân vị tiền.
Cao … Cao tổ tỷ: Lê Thị Đại
Hiệu bụt: Tịnh chính thất Lê thị nhụ nhân húy Thị Đại vị tiền.
2: Nhị thế Đại Tôn Văn Tràng tổ khảo Nguyễn Sỹ Quỳnh
Tiền tùy quân kiêm thủ dịch Nguyễn quý Công, thụy thiện thực tôn linh vị tiền.
Tổ tỷ: Trần Thị Đôi
Nguyễn môn chính thất trận thị hàng nhị hiệu Từ Tịnh nhụ nhân vị tiền.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Thị Bái
2: Nguyễn Thị Lẻ
3: Nguyễn Sỹ Anh
4: Nguyễn Sỹ Trác
3: Tam thế Đại tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Anh
Tiền thập lý hậu kiêm Trùm trưởng lịch Tổng mục Nguyễn cự Công, thụy Thuần nhã phủ quân vị tiền.
Tổ tỷ: Thái Thị Diệc
Nguyễn môn chính thất, thái thị hàng nhị hiệu từ Mận Khoan Hậu nhụ nhân vị tiền.
Sinh hạ: Nguyễn Sỹ Vượng
Tổ tỷ: Phan Thị Thán
Nguyễn môn á thất Phan thị hạng nhất hiệu thuần mỹ nhụ nhân vị tiền.
Sinh hạ: Nguyễn Sỹ Huy. Tế đường: Bác Phùng
4: Tứ thế Đại tôn Nguyễn Sỹ Vượng
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Lễ - Nhà thờ Đại tôn Văn Sơn
2: Nguyễn Sỹ Diệu - Nhà thờ bác Bính – Phiên
3: Nguyễn Sỹ Chiểu - Nhà thờ bác Dương Báu
4: Nguyễn Sỹ Thường - Nhà thờ bác Viện - Đài
4: Tứ thế thúc khảo Nguyễn Sỹ Huy
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Hùng - Nhà thờ bác Phùng
2: Nguyễn Sỹ Long - Nhà thờ bác Bình
3: Tam thế Đại tôn Tổ thúc khảo Nguyễn Sỹ Trác
Tiền tùy quân Chánh đội trưởng chỉ thụ Bách hộ chức Nguyễn quý Công, tự Chân trung, thụy Thiện thực phủ quân vị tiền.
Tổ thúc tỷ Nguyễn Thị Nhàn
Nguyễn môn chính thất Nguyễn thị hàng nhị, hiệu Từ Mẫn nhụ nhân vị tiền.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Phương
2: Nguyễn Sỹ Hiển – Tiền tùy quân, mất ngày 15 tháng 7.
Nguyễn gia thể phổ Trung tôn
Phả đồ tộc hệ Trung tôn
1: Nhất thế Trung tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Trác
Tiền tùy quân Chánh đội trưởng chỉ thụ Bách hộ chức Nguyễn quý Công, tự Chân trung, thụy Thiện thực phủ quân vị tiền.
Tổ tỷ: Nguyễn Thị Nhàn
Nguyễn môn chính thất Nguyễn thị hàng nhị, hiệu từ mẫn nhụ nhân vị tiền.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Phương
2: Nguyễn Sỹ Hiển – Tiền tùy quân, mất ngày 15 tháng 7.
2: Nhị thế Trung tôn tổ khảo tỷ Nguyễn Sỹ Phương
Tiền nhiêu nam tái thụ Hương trung tự thụ lịch Tổng trưởng kiêm Trùm xa, đăng Hương kỳ lão nhất Nguyên quý Công, thụy Thiện thực phủ quân. Mất ngày 30 tháng 12, hưởng thọ 80 tuổi.
Tịnh chính thất Lê thị hạng nhất húy Đoan hiệu Từ Tâm nhụ nhân. Mất ngày 25 tháng 01, hưởng thọ 73 tuổi.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Đổng – Phụng tư hậu duệ Nguyễn Sỹ Toản – Văn Sơn
2: Nguyễn Sỹ Điều – Phụng tư hậu duệ Nguyễn Sỹ Giáp – Quang Thành
3: Nguyễn Sỹ Niêm – Phụng tư hậu duệ Nguyễn Sỹ Niên – Tiểu tôn Yên Sơn.
Tổ khảo Nguyễn Sỹ Phương và Tổ tỷ Lê Thị Đoan sinh hạ vừa trai vừa gái 10 người, nhưng hiện nay chỉ còn lại 3 cửa:
Cửa trưởng: Nguyễn Sỹ Đổng
Cửa thứ 2: Nguyễn Sỹ Điều
Cửa thứ 3: Nguyễn Sỹ Niêm
Về sau con cháu cửa trưởng (ông Đổng) và cửa thứ hai (ông Điều) vì điều kiện làm ăn sa sút, kẻ thì đã tha phương cầu thực, người thì đi Cồn Sồi Chợ Láng (Quang Thành, Yên Thành) cày trại sản xuất nên việc thờ phụng tiên tổ bị sao lãng và tiện đâu thì cúng ở đó, thành ra nhà thờ lâu ngày không ngó tới, đóng cửa lại hàng năm một lần tế, nên dột nát, hư hỏng. Vậy cho nên con cháu ông Nguyễn Sỹ Niêm (cửa thứ ba ở Yên Tứ (Yên Sơn)) phải rước tổ tiên về nhà riêng mình để hàng năm Xuân tế và làm kỷ nhật.
Xuân tế: Ông Trác – Bà Nhàn vào ngày 15 tháng 01
Ông Phương mất ngày 30 tháng 12 trùng ngày Tết nên làm giổ giữa ngày Tết luôn.
Bà Đoan mất ngày 25 tháng 01 nên giổ ngày 25 tháng 01.
Sau khi con cháu cửa trưởng (ông Đổng) và cửa thứ hai (ông Điều) phục hồi trở về con cháu ba cửa họp bàn và xây dựng lại nhà thờ và lại cùng nhau hàng năm đúng ngày 15 tháng Giêng tổ chức Xuân tế ở con cháu cửa trưởng ở Văn Sơn, tại nhà thờ trung tôn (hậu duệ là ông Nguyễn Sỹ Toản).
Sau khi đã rước tổ tiên về từ đường trung tôn, nhà thờ tiểu tôn Yên Sơn chỉ thờ từ ông Niêm và bà Hân trở xuống. Nhưng để hàng năm con cháu trong tiểu tôn họp mặt đầu xuân nên đã lấy ngày 25 tháng 01 là ngày giổ bà Đoan làm ngày Xuân tế cho tiểu tôn Yên Sơn.
Sau biến thiên xã hội và thực hiện bài phong, phản đế (cải cách ruộng đất, hợp tác hóa) theo chủ trương của xã Văn Sơn, việc cúng đơm phải sát nhập vào đại tôn cả, vậy cho nên nhà thờ trung tôn ở ông Nguyễn Sỹ Toản trong phạm vi xã Văn Sơn phải giải tán và sát nhập vào đại tôn Văn Sơn cả. Vì vậy cho nên con cháu trong trung tôn Văn Sơn đều sát nhập vào đại tôn Văn Sơn để thờ phụng, còn con cháu trung tôn ở xã Yên Sơn, ngoài phạm vi quyền hạn của xã Văn Sơn giải quyết con cháu đã họp bàn và đã thống nhất rước chân hương:
Nhất thế trung tôn khảo tỷ: Ông Trác – Bà Nhàn
Nhị thế trung tôn khảo tỷ: Ông Phương – Bà Đoan
về nhà thờ tiểu tôn Yên Sơn là nhà thờ cửa thứ ba, hậu duệ là ông Nguyễn Sỹ Xán sau chuyển ra Hà Nội lại chuyển sang em ruột là hậu duệ Nguyễn Sỹ Úy (tức Niên) để hàng năm thờ phụng và Xuân tế vào ngày 15 tháng 01 như xưa. Nhưng đại tôn Văn Sơn theo chủ chủ trương của xã Văn Sơn, để tiện phân phối thực phẩm đã bỏ ngày tế đại tôn xa xưa ngày 16 tháng 01 chuyển sang ngày 15 tháng 01. Vì vậy cho nên các tiểu tôn muốn tham gia tế tổ cùng đại tôn phải chuyển sang ngày 14 tháng 01.
Riêng tiểu tôn yên Sơn đã lấy ngày 25 tháng 01 để Xuân tế hàng năm, nhưng nay đã rước chân hương:
Ông bà: Ông Trác – Bà Nhàn
Cha mẹ: Ông Phương – Bà Đoan
về cúng tại nhà thờ tiểu tôn, vậy cho nên phải chuyển ngày Xuân tế và kỷ nhật bà Đoan (ngày 25 tháng 01) theo chồng, cha, mẹ, ông, bà sang ngày 14 tháng 01.
Vậy cho nên ngày Xuân tế tiểu tôn Yên Sơn hàng năm là ngày 14 tháng Giêng.
NGUYỄN GIA THẾ PHỔ TIỂU TÔN YÊN SƠN
PHẢ ĐỒ TỘC HỆ TIỂU TÔN YÊN SƠN
1: Nhất thế Tiểu tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Niêm
Tiền bản xa kỳ văn hoàn thụ bản tổng kiểm lệ tái kiêm Trùm ấp, tịnh Trùm xa, thăng thụ Tổng trưởng hương kỳ tiền liệt, tự Ích trinh Nguyễn thế phủ phủ quân. Sinh năm Canh Thìn (1760), mất ngày 17 tháng 7, hưởng thọ 88 tuổi. Thường gọi Can Tổng.
Tổ tỷ: Nguyễn môn chính thất, Nguyễn danh hàng nhị húy Hân, hiệu Từ nhân nhụ nhân, mất ngày 23 tháng 5, hưởng thọ 78 tuổi.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Khánh, mất ngày 22 tháng 9.
2: Nguyễn Thị Sấn, mất ngày 11 tháng 10, thọ 57 tuổi, Thần cô tổ.
3: Nguyễn Sỹ Luyện, Bính Thìn.
4: Nguyễn Sỹ Cái, mất ngày 26 tháng 9, thọ 92 tuổi.
2: Nhị thế Tiểu tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Luyện
Tiền thập lý chức hoàn thụ tri hương, tri xã, tri tổng thăng Trùm xa bản tổng kỳ văn, Trùm hội Nguyễn bá Phủ, tự Ích cần Mẫn phủ quân. Sinh Bính Thìn niên (1796), mất 16 tháng 6, hưởng thọ 73 tuổi.
Tổ tỷ: Nguyễn môn chính thất Lê thị hàng nhất húy Mại, hiệu thuần thục nhụ nhân, mất ngày 05 tháng 10.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Lậm – Sinh Mậu Tý (1828)
2: Nguyễn Sỹ Quỵ - Sinh Ất Vị, mất ngày 02 tháng 5. Sắc phong cửu phẩm văn giai (1835)
3: Tam thế Tiểu tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Lậm
Tiền thập lý chức, hoàn thụ thông xã, hương thôn kiểm hành Lý trưởng tái thăng bản tổng Sỹ ngoại Hậu bổ, tự Ích nhã, thụy Thuần hậu, Nguyễn chinh phủ phủ quân. Sinh năm Mậu Tý, mất 02 tháng 6, hưởng thọ 66 tuổi, thường gọi Cố Bổ.
Tịnh chính thất Nguyễn thị hạng nhất húy Nhự húy Diệu, hiệu Tư thuận nhụ nhân, mất ngày 23 tháng 8.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Thoại – Sinh Ất Mão.
2: Nguyễn Sỹ Thụy – Mất 15 tháng 8
Á thất Nguyễn thị hàng tam húy Lan, hiệu Từ Lan nhụ nhân, mất 15 tháng 10, Tục Tiếm.
Sinh hạ:
3: Nguyễn Sỹ Nghị (Ông Ái)
4: Nguyễn Sỹ Nghi (Ông Toàn)
5: Nguyễn Sỹ Quý (Ông Hòe)
Á á thất Nguyễn thị hàng nhị húy Bang tức Túy, hiệu Từ nhụ nhân, mất 10 tháng 5.
Sinh hạ:
6: Nguyễn Sỹ Đèo – Sinh 17 tháng 5 Đinh Hợi, mất 27 tháng 5.
4: Tứ thế Tiểu tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Thoại
Tiền thập lý chức hoàn thụ bản thôn thông hội kiêm Trùm giáp, thăng bản xã, trùm xã, trùm lân. Hương trung kỳ lão, tứ Nhã đàm Nguyễn chính phụ phủ quân. Sinh ngày 28 tháng 02 năm Ất Mão (1855), mất ngày 18 tháng 5 năm Đinh Mão (1927), hưởng thọ 73 tuổi.
Tổ tỷ: Chính thất Trần thị hàng nhị húy Ngành hiệu Trinh thục nhụ nhân. Sinh tháng 6 năm Đinh Tỵ (1857), mất ngày 28 tháng 9 năm Tân Vị (1931), hưởng thọ 74 tuổi.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Lữ - Sinh Bính Tý
2: Nguyễn Sỹ Trự (Quát) – 10 tháng 8 năm Tân Tỵ
3: Nguyễn Sỹ Chử (Quân) – 28 tháng 9 năm Quý Vị
4: Nguyễn Sỹ Kiện (Điểm) – 04 tháng 10 Ất Dậu
5: Nguyễn Sỹ Cơ (Kiệm) – 08 tháng 4 năm Quý Tỵ
5: Ngũ thế Tiểu tôn tổ khảo Nguyễn Sỹ Lữ thường gọi Cơ
Quan viên phụ. Cựu Lý trưởng. Sung ban tá Bản xạ tư ước. Bản thôn chánh hương hội. Nguyễn mạnh công, tự Hoằng bá, thụy Cung hậu, hiệu Yên đình phủ quân. Sinh ngày 17 tháng 02 năm Bính Tý (1876), mất ngày 15 tháng 9 năm Bính Tý (ngày 28 tháng 10 năm 1936), hưởng thọ 61 tuổi, chính kỵ ngày 15 tháng 9.
Tổ tỷ: Nguyễn môn chính thất, Nguyễn cảnh thị hạng nhất, hiệu Từ Mẫn nhụ nhân. Sinh ngày 14 tháng 4 năm Canh Thìn (1880), mất ngày 29 tháng 9 năm Bính Thân hồi 03 đêm (ngày 01 tháng 10 năm 1956), hưởng thọ 76 tuổi, chính kỵ ngày 28 tháng 9 nay nhập kỵ theo tổ khảo ngày 15 tháng 9.
Mộ ông bà táng tại nghĩa địa Nguyễn Sỹ tiểu tôn Yên Sơn Đầu lăng xứ.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Xán
2: Nguyễn Sỹ Úy
3: Nguyễn Sỹ Diệm
4: Nguyễn Sỹ Choai
5: Nguyễn Sỹ Tám
6: Lục thế Tiểu tôn tổ bá khảo Nguyễn Sỹ Xán
Tiền tân học nghiệp bổ dụng Đốc giáo, thăng thưởng Hàn lâm viện Thị giảng học sỹ, Cải bổ y sư, tái thăng Chuyên viên Đông y viện, Nguyễn mạnh công húy Xán, hiệu Tinh huy phủ quân. Sinh ngày 25 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904), mất ngày 24 tháng 12 năm Ất Mão (1975), hưởng thọ 72 tuổi.
Tổ bá tỷ: Nguyễn môn chính thất Nguyễn cảnh thị hàng nhị húy Tuất, hiệu Từ Mẫn nhụ nhân. Sinh năm Canh Tuất (1910), mất ngày 12 tháng 02 Canh Tuất (1970), hưởng thọ 61 tuổi.
Chuyển ra Hà Nội công tác Viện Đông y, cư trú nhập tịch, giao lại cho em Nguyễn Sỹ Úy làm Kế trưởng tộc (1958).
Mộ ông bà đều táng tại nghĩa địa xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Thuyên
2: Nguyễn Sỹ Yên
3: Nguyễn Sỹ Hoàng
4: Nguyễn Sỹ Huy
5: Nguyễn Sỹ Hoán
6: Nguyễn Sỹ Huyên
6: Lục thế tiểu tôn tổ thúc khảo (Trọng Nhất) Nguyễn Sỹ Úy
Tiền thập lý hậu, dự nhập bản xạ niên đăng Thượng thọ, Nguyễn trọng Công húy Sỹ Úy, thùy Cung do an, hiệu Cường – Nghị - Chân - Trực phủ quân. Sinh năm Đinh Vị ngày 05 tháng 02 (ngày 18 tháng 3 năm 1907), mất ngày 11 tháng 11 năm Ất Sửu (ngày 22 tháng 12 năm 1985) hồi 14 giờ 30, hưởng thọ 79 tuổi. Chính kỵ ngày 10 tháng 11 hàng năm.
Tổ thúc tỷ: Lão mậu tiền tòng phu chức, Nguyễn môn chính thất, dư nhập bản xạ niên đăng Thượng Thượng thọ Hoàng thị hạng ba húy Quốn, hiệu Từ Mẫu nhụ nhân. Mất ngày 12 tháng 3 năm Đinh Sửu (ngày 18 tháng 4 năm 1997) hồi 08 giờ 30, hưởng thọ 87 tuổi.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Niên
2: Nguyễn Sỹ Chưởng
3: Nguyễn Sỹ Cường
4: Nguyễn Sỹ Hiền
5: Nguyễn Sỹ Chinh
Á thất Thái Thị Liệu – quê ở Thịnh Sơn, Đô Lương
Sinh hạ:
6: Nguyễn Sỹ Hồng
7: Nguyễn Sỹ Hiến
Á á thất Nguyễn Thị Kham – quê ở Minh Thành
Sinh hạ:
8: Nguyễn Sỹ Minh
6: Lục thế tiểu tôn tổ thúc khảo (Trọng Nhị) Nguyễn Sỹ Diệm
Tiền tòng Tân học nghiệp, bổ dụng Giáo viên, Nguyễn trọng nhị Công húy Sỹ Diệm, thụy Chất trực phủ quân chi linh vi tiền. Sinh ngày 19 tháng 8 năm Ất Mão (ngày 27 tháng 9 năm 1915), lập mệnh ngày 29 tháng 11 năm Mậu Tý (ngày 29 tháng 12 năm 1948), hưởng thọ 34 tuổi. Kỷ nhật nhập vào ngày 15 tháng 9 hàng năm.
Tổ thúc tỷ: Nguyễn môn chính thất Nguyễn thị hạng quý húy Hường, hiệu Từ thục nhụ nhân vị tiền, lập mệnh ngày 08 tháng 02 năm Kỷ Mão (ngày 28 tháng 3 năm 1939), không có con. Kỷ nhật nhập vào ngày 15 tháng 9 hàng năm.
Ông và bà an táng tại nghĩa địa họ tiểu tôn Đầu lăng.
Sau khi bà Hường mất chưa có con, ông lấy bà vợ kế Nguyễn Thị Hòe ở Cồn Lim, Thanh Chương, Nghệ An.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Nghiệm (tháng 02 Đinh Hợi 47)
Ghi chú: Bà Nguyễn Thị Hòe đã cải giá lấy ông Lương Văn Liện quê ở Diễn Châu, sau ra Hà Nội. Nay ở Sài Gòn, năm 1999 lấy tên là Nguyễn Thị Diện ở số nhà 9, xóm vôi, phường 14, quận 5 (gần bến xe Chợ Lớn), TP. HCM.
6: Lục thế tiểu tôn tổ thúc khảo (Trọng Tam) Nguyễn Sỹ Choai
(Thường gọi ông Niệm, ông Dung)
Cán bộ hưu trí, tiền tòng tân học. Tốt nghiệp Kỹ nghệ, bổ dụng Cán bộ quân giới, thăng trưởng phòng kỹ thuật Sở vận tải thủy Hải Phòng. Nguyễn trọng tam công húy Sỹ Choai, hiệu Mai hoa, thụy Hiền, Chất phủ quân chi linh vị tiền. Sinh ngày 16 tháng 5 năm Mậu Ngọ (ngày 24 tháng 6 năm 1918), lập mệnh ngày 16 tháng 4 năm Bính Tý hồi 15:05 (ngày 01 tháng 6 năm 1996) tại số nhà 104 gác 3, đường Điện Biên Phủ, thành phố Hải Phòng. Táng tại nghĩa trang thôn Vĩnh Khê, An Đông, An Hải, TP. Hải Phòng.
Tổ thúc tỷ: Chính thất Lê Thị Thăng, làng Diên Tiên, xã Đô Lương (1).
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Minh Sơn – Mất sơ sinh
2: Nguyễn Thị Dung
3: Nguyễn Thị Nhung (Sính)
4: Nguyễn Sỹ Dung – Liệt sĩ
5: Nguyễn Thị Chung (Trung)
6: Nguyễn Sỹ Cung
7: Nguyễn Sỹ Hùng
6: Lục thế tiểu tôn tổ thúc khảo (Trọng Quý)
Ông Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu.
Sơ yếu lý lịch:
Tiền tòng Tân học. Tốt nghiệp kỹ thuật viên Nguyên vật liệu, cơ khí và máy móc Sở hỏa xa Đông Dương (Cours technique des objects, matieres, mécanique et machine outil). Tham gia kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ phụ trách Bình dân học vụ, Tổ trưởng Bổ túc văn hóa, Chuyển nhân viên Kim khí hóa chất. Thưởng thụ: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba, Bằng khen của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa vì thành tích đã có công đóng góp trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc chống Pháp.
Hiệu bụt:
Chính thất Bà Trần Thị Phương húy Tư. Sinh năm Quý Hợi, tháng 5 ngày mồng 3. Giờ Mão (ngày 16 tháng 6 năm 1923), con gái thứ 2, con ông Trần Mạnh Trinh và bà Lý Thị Tâm ở khu phố II, Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An.
Sinh hạ:
1: Nguyễn Sỹ Châu – 1947
2: Nguyễn Sỹ Ngọc – 1948
3: Nguyễn Sỹ Thạch – 1949
4: Nguyễn Sỹ Phú – 1951
5: Nguyễn Thị Vinh – 1953
6: Nguyễn Sỹ Hoa – 1955
7: Nguyễn Thị Thu – 1956
8: Nguyễn Sỹ Thủy - 1958
9: Nguyễn Sỹ Đức – 1963
10: Nguyễn Sỹ Tài – 1964 – Mất ngày 13 tháng 01 năm Bính Ngọ (1965).
Ghi chú: (1) Xã Đô Lương: Trước đây thuộc Tổng Đô Lương, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn?
|