Mộ tổ dòng họ Nguyễn Sỹ
Cát Văn – Thanh Chương, Thị trấn Đô Lương, Văn Sơn – Đô Lương, Hùng Tiến - Nam Đàn

Ảnh: Mộ Tổ chụp tháng 7 năm 2014.
Nơi song táng thủy tổ của dòng họ là ông Nguyễn Uyên và bà Hồ Thị Chiêu
Địa danh:
|
Cồn Am Sơn Lộc |
Địa lý: |
Vùng sơn cao thủy thẳm
Long hổ triều nghinh
Đầu gối lên gò cao
Chân đạp xuống bùn sâu |
Địa hình: |
Kim quy ẩm thủy (Rùa vàng đang uống nước) |
Đặc điểm: |
Mộ táng phẳng nên không biết chính xác vị trí táng.
Chính giữa có chôn một bia đá đề chữ Hán:
“Cồn Am xứ - Nguyễn Sỹ tộc – Tổ mộ bia ký” |
Trong Nguyễn Sỹ Tộc gia phả thủy tự, bản biên soạn năm Ất Hợi (1935) do Ban phổ ký gồm:
- Cụ Tam trường Nguyễn Sỹ Đệ -Thổ thôn, Cát Ngạn.
- Cụ Tú tài Hàn lâm Nguyễn Sỹ Thị - Cẩm Ngọc, Đô Lương.
- Cụ Quan viên phụ Nguyễn Sỹ Lữ thường gọi là cụ Hàn Cơ – An Tứ Văn Tràng
Đồng soạn thảo, lưu bố hiền hiếu tử tôn toàn tộc, có ghi:
“Cồn Am xứ - Thử địa kết huyệt đinh, tài lượng vương, lý nghi tiếp Văn – Võ trùng quang – Vu tứ đa nhân xuyên tạc – Bị trí Cát Ngạn – Cẩm Ngọc – Văn Tràng, chư trưởng chính tùy pháp hậu”.
Trong bản bốc văn của chi Văn Tràng do ông Nguyễn Sỹ Tuấn ghi chép vào triều Khải Định năm đầu, ngày rằm tháng 11 năm Bính Thìn (1916), có ghi:
“Đất Cồn Am kết phát đinh tài (người và của đều vượng), lẽ ra văn võ đều phát đạt nhưng vì phần mộ bị nhiều người xuyên tạc nên cửa trưởng các chi Cát Ngạn, Cẩm Ngọc, Yên Tứ đều sa sút. Nay muốn thịnh vượng thì các chi họp nhau lại mà bồi trúc cho được như cũ”.
(Bản bốc văn này được chép trong gia phả chi thị trấn Đô Lương, bản biên soạn năm 1972).
* Ông Nguyễn Sỹ Tuấn (Nguyễn Sỹ Tướn, nhân dân thường gọi là thầy Học Đệ)
Ngày xưa mộ có diện tích gần 3 sào (gần 1.500m2). Sau này người dân làm nhà và canh tác ngày càng gần sát vào bia mộ. Quá trình trước đây họ ta đấu tranh để gìn giữ vào bảo vệ khu mộ Tổ được ghi chép đầy đủ trong gia phả Đại tôn.
* Ngày 01 tháng 3 năm 1980 (ngày 15 tháng 01 năm Canh Thân) Họ đã chôn 4 bia đá khắc chữ “Nguyễn Sỹ tổ mộ” ở xung quanh mộ để làm giới cận.
* Tháng 3 năm 1981 Họ xây dựng và khánh thành mộ đài
Mặt trước đề: Nguyễn Sỹ tộc tổ mộ
Hai bên đề hai câu đối:
Thiên trụ tân di tôn
Địa duy cựu dĩ lập
Kiến trúc theo: Hậu bành 2 trụ, tả hữu đều trốc long.
Trong quá trình tìm hiểu 2 câu đối và kiểu kiến trúc này, người xây dựng trang web đã được một số người thông hiểu chữ Hán cho biết:
Câu đối trên viết là:
Địa duy cựu dĩ lập
Thiên trụ tân di tôn
Viết bằn chữ Hán:
天 地
柱 維
新 舊
彌 以
尊 立
Giải nghĩa là:
Lấy "địa duy" cũ mà lập,
Dựng "thiên trụ" mới mà thờ (tôn kính) cho trọn vẹn .
Thiên trụ điạ duy là giềng mối, kỷ cương, trật tự xã hội .
Đại ý là dựa trên cơ sở giềng mối, kỷ cương, trật tự cũ, dựng nên giềng mối, kỷ cương, trật tự mới để tôn kính một cách trọn vẹn.
Về kiến trúc Hậu bành 2 trụ, tả hữu đều trốc long:
"Hậu bành hai trụ" có nghĩa là mộ đài gồm 2 trụ, làm theo kiểu tay ngai, tức là phía sau đắp bức tường thấp lượn cong như lưng ghế bành.
"Tả hữu đều trốc long" có nghĩa là bên trái và bên phải trên đầu trụ thì đắp rồng.
Chúng ta có thể thấy trên trụ cao nhất có đắp hình tay ngai và hai bên tay ngai đắp hai con rồng. Trụ thứ ba là trụ thấp nhất ở phía trước, họ mới làm thêm trong đợt tôn tạo vào tháng 5/2014 để đặt bàn lễ.
* Ngày 09 tháng 02 năm 1984 (ngày 08 tháng 01 năm Giáp Tý) UBND xã Văn Sơn ban hành quyết định cấp đất cho mộ Tổ với diện tích 352m2 (chiều dài 22m, chiều rộng 16m).
* Năm 1990 Họ xây dựng tắc môn, cột quyết và tường bao phía trước.
* Ngày 21 tháng 12 năm 2003 (ngày 28 tháng 11 năm Quý Mùi) Họ hoàn thành xây dựng phần tường bao còn lại.
* Từ năm 2010 đến năm 2014 Họ đã tiếp tục tôn tạo và xây dựng các hạng mục công trình như: bờ kè và tường chắn phía trước, đường trước mộ, bậc thang nối từ đường xóm vào mộ, cổng mộ, đài dâng hương…
* Trong tương lai con cháu trong họ mong muốn sẽ xây dựng, tôn tạo để mộ Tổ trở nên trang nghiêm và to đẹp hơn.
Một số hình ảnh chụp khu mộ Tổ chụp tháng 7 năm 2014

Ảnh: Đài dâng hương

Ảnh: Đài dâng hương bên trái

Ảnh: Đài dâng hương bên phải

Ảnh: Đường hành lang trước mộ


Ảnh: Bậc thang từ đường xóm lên khu mộ
Một số hình ảnh quá trình tôn tạo khu mộ Tổ từ năm 2010
Khu mộ Tổ chụp ngày 12/2/2010
- Đường vào mộ bị cây dại mọc um tùm che kín, phải đi qua nhà hộ dân phía trước để vào mộ;
- Bậc đất trước mộ bị lở gần sát vào tường bao quanh mộ;
- Trong khu mộ có nhiều cây keo do người trồng lấy gỗ.


Khu mộ Tổ chụp ngày 24/2/2013 (15 tháng Giêng năm Quý tỵ - Lễ Tảo mộ)
- Đường vào mộ đã được xây kè và đắp đất đủ rộng chờ nín đất để láng bê tông;
- Cây keo do người trồng trong mộ đã được đốn hạ và dọn dẹp;
- Tất cả hình và chữ trong khu mộ (gồm: hình Hổ vàng trước cổng mộ, chữ hai bên cổng mộ, chữ ở cột thiên đài) đều bị quét vôi xóa thành màu trắng;


Khu mộ Tổ chụp ngày 26/7/2013
- Đường vào mộ cây cỏ lại mọc trở lại, đất nền đã nín có thể láng bê tông;
- Cây dại trong mộ lại mọc um tùm trở lại;
- Cổng lên mộ đã được kè thành bậc tam cấp nhưng 2 hộ dân phía trước múc đất hạ nền nhà nên đã phá hỏng;
- Các hộ dân phía trước múc đất hạ nền nhà nên đã tạo thành bậc đất lên mộ cao khoảng 10 mét;
- Một hộ dân phía trước làm cổng nhà ngăn phía ngoài cổng mộ (muốn vào viếng mộ phải đi qua công hộ dân này).
Việc đó đã tạo ra nhiệm vụ nặng nề hơn cho giai đoạn tu tạo tiếp theo là phải làm lại bậc thang lên khu mộ và thuyết phục hộ dân phía trước di chuyển cổng nhà vào phía trong.



Khu mộ Tổ chụp ngày 23/11/2013 (21 tháng 10 năm Quý tỵ)
- Địa phương vẫn chưa làm đường dân sinh vào khu mộ. Ban kiến thiết mộ Tổ đã thay mặt dòng họ đóng góp 5 triệu đồng (như 1 hộ dân) để làm đường;
- Đã di dời, xây lại cổng nhà cho hộ dân vào phía trong để có cổng riêng vào khu mộ và xây tường rào phía trước cho hộ dân này;
- Làm bậc lên mộ, đổ bê tông cốt thép đường vào mộ, xây tường cốt thép chắn phía trước mộ để đảm bảo an toàn cho con cháu về viếng mộ;
- Cây dại trong mộ được phát quang.





|