“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”

Giới thiệu dòng họ nhánh Hùng Tiến, Nam Đàn
(trích trong cuốn “Lịch sử họ Nguyễn Sỹ tại làng Yên Quả, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn” - 2011)


I. Xác định nguồn gốc và những kết quả, kết luận
1. Họ Nguyễn và họ Nguyễn Sỹ
Theo các nhà dân tộc học thì hiện nay ở Việt Nam có hơn 52 dòng họ Nguyễn, trong đó có Nguyễn Sỹ. Họ Nguyễn chắc chắn không phải là dòng họ từ phương Bắc xuống như họ Hồ, họ Ông, họ Quách, họ Chu, họ Lý. Họ Nguyễn Sỹ hiện nay rải rác khắp nhiều tỉnh đồng bằng trong cả nước.

Ở Nghệ An họ Nguyễn Sỹ có ở các địa phương: Hưng Dũng (Thành phố Vinh), Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương (Cát Ngạn, Võ Liệt, Thanh Lương, Thanh Mai), Đô Lương (Liên Sơn, Yên Sơn, Đông Sơn), Hà Tĩnh có ở Can Lộc, Cẩm Xuyên.

Nhìn tổng thể các chi họ Nguyễn Sỹ có ở Nghệ An đều từ Ái Châu (Thanh Hóa) vào Hoan Châu (Nghệ An). Các chi họ Nguyễn Sỹ trong tỉnh cũng ít liên hệ với nhau. Ví dụ họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương di cư từ thôn Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; họ Nguyễn Sỹ ở Cát Văn lại từ thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung), Thanh Hóa. Vậy chắc rằng ta cũng phải từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

2. Đi tìm nguồn gốc
Câu hỏi vì nguồn gốc là nỗi băn khoăn cần được giải đáp. Bởi vì làng bên Thanh Đầm (Xóm 5 hay Trường Sơn ngày nay) họ Nguyễn Sỹ ở đó cho rằng ông Uẩn từ Thanh Đầm sang lập nghiệp ở Yên Quả. Một bộ phận anh em, con cháu ta băn khoăn liệu có đúng vậy không? Tại sao hôn nhân giữa hai họ vẫn xảy ra. Rồi cũng có người tin là đúng thế. Có người nửa tin nửa ngờ, rồi thì xưng bác, gọi chú.

Năm 1991 hội đồng họ đã đề cử lập một tổ chuyên trách sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra để xác định “Ta từ đâu đến” có phải từ Thanh Đầm sang Yên Quả ở cư không? (ở cư như là ở nhờ, ở độ).
Nhóm gồm ba ông:
1- Ông Nguyễn Sỹ Quyền – Thế hệ thứ 8
2- Ông Nguyễn Sỹ Sửu – Thế hệ thứ 9
3- Ông Nguyễn Sỹ Chất – Thế hệ thứ 9

a. Về mối liên hệ, liên quan với họ Nguyễn Sỹ trong cùng xã.
Tham khảo quyển gia phả viết bằng chữ Hán do ông Bảo Hộ (ông nội ông Phú – cha ông Tố) thì buổi đầu họ có ba anh em trai không có ai tên là Uẩn. Các ông này xem như các ông tổ ban đầu của họ. Tuyệt nhiên không có chi tiết nào liên quan đến Yên Quả và gia phả họ cũng không có nguồn gốc từ đâu tới Thanh Đầm.

Xem quyển gia phả do anh Nguyễn Sỹ Hồng (con trai ông Đoàn Hào) viết bằng chữ Việt vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ 20 ghi ông Uẩn là con thứ 4 trong 4 anh em. Buổi đầu khai nghiệp lấy vợ ở Yên Quả và ngụ tại đó. Chi tiết này có hai mâu thuẫn. Theo ông Bảo Hộ và cũng là thực tế hiện tại nhà thờ họ ở Thanh Đầm chỉ có 3 anh em. Gia phả ta ghi có 6 anh em mà ông Uẩn là út. Tại sao cha con ông Hào lại ghi thêm vào gia phả của họ ông Uẩn là út của 4 anh em. Theo giải thích của ông Quyền và ông Thiên Kiểm là như sau:

Ông Hào là con rể bà Tuần Thuyết (mẹ đẻ ông Báu Huỳnh, ở Hội Yên - Nam Lĩnh). Bà Tuần Thuyết là con gái đầu của ông Khiêm (ông Khiêm thuộc thế hệ thứ 7, là chắt nội ông Đắc). Ông Khiêm không có con trai nên giỗ ông, em ruột là ông Quyến cúng (ông Quyến là ông nội ông Kiểm). Thường các kỳ giỗ đó ông Hào được mời với tư thế cháu rể cúng ông ngoại vợ. Từ các bài văn khấn cúng ông Hào biết rõ ông Uẩn thuộc đời thứ hai, là ông nội của ông Hạp, ông Đắc. Có lẽ ta không rõ nguồn gốc nên ông Hào hướng dẫn cho con là anh Hồng gán vào gia phả của họ bên đó với vị thế là em út tưởng tượng ra ông Uẩn lấy vợ ở Yên Quả rồi lập nghiệp tại đây. Nên gọi là dân ở cư.

Cứ cho là vậy thì gia phả của họ cũng không biết từ đâu tới Thanh Đầm. Đến đây có thể kết luận họ ta và họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Đầm là chung họ vì đều là họ Nguyễn Sỹ lại hai làng kề nhau nhưng không chung nguồn gốc. Vì vậy từ xưa đến nay các cuộc hôn nhân vẫn xảy ra giữa hai họ mà luật, lệ không ai ngăn cản.

b. Hành hương lên Cát Văn – Thanh Chương
Vì sao lại tìm đến Cát Văn – Thanh Chương? Vì ổng tổ của họ Nguyễn Sỹ ở đó cũng là tên Cường như ông tổ của họ Nguyễn Sỹ ở ta. Biết được điều này là do kết quả thăm dò, điều tra, tìm hiểu của nhóm chuyên trách.

Nghiệm thu được kết quả gì? Qua trao đổi thảo luận chuyện trò thấy có nhiều đặc trưng tương đồng về khí chất, phẩm chất nhất là các bậc trượng phu nam nhi trung thực, cương trực, nóng tính, hay ồn ào, quyết đoán. Tìm hiểu qua gia phả có nhiều hợp lý về chung nguồn gốc. Ở Cát Văn đã có đến đời thứ 12 vào những năm 90 của thế kỷ 20, cũng thời điểm đó ta đã có đời thứ 11. Đến nay ở Cát Văn đã có đời thứ 14, ta đã có gần 20 nhân khẩu đời thứ 12. Trong gia phả của họ có ghi lại một bài ngôn truyền (truyền miệng). Xin trích đoạn có liên quan:


… Vào năm Kỷ Hợi Nguyên gia,
Vốn từ Hà Tĩnh đi ra Nam Đàn.
Xét ra cho rõ cơ quan,
Một chi ở đó thanh nhàn vẻ vang.
Một chi đi đến Diêm Tràng (tức là Yên Tứ, Đô Lương)
Một chi Cát Ngạn ở làng Trung Sơn.

Bài văn vần này khớp với những điều trong gia phả của các chi Cát Ngạn, Liên Sơn, Yên Sơn. Có thể bấy nhiêu thông tin đó chưa cho ta khẳng định được có chung nguồn gốc không. Theo ngu ý của bản thân tôi và mọi người cũng đồng tình một đoán định sau: cuộc đời binh nghiệp của ông Cường nay đây mai đó. Ông có bà vợ thứ ở Nam Đàn để rồi sinh ra chúng ta ngày nay. Tuy không giám khẳng định, nhưng là giả định có lý. Nếu nguồn gốc họ ta không phải tách ra từ đó thì không biết lúc nào mới xác định được. Từ đó đến nay hàng năm vào ngày 16 tháng giêng (âm lịch) là ngày tế họ ở Cát Văn ta luôn cử đại diện lên đi dự lễ tế tổ cùng với hai chi ở Đô Lương. Rằm tháng 7 hằng năm ta tế họ, chi anh ở Cát Văn cũng luôn có đại diện đi lễ tế.

3. Đến tự lúc nào
Theo gia phả của họ Nguyễn Sỹ ở Cát Văn ghi lại như sau: Họ Nguyễn Sỹ, nguyên tổ tiên xưa ở Thanh Hóa “thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Ái Châu” (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Ông Phượng Quận Công thời nhà Lê, sinh 2 con là: ông Nguyễn Chung và ông Nguyễn Thành.

Ông Nguyễn Thành sinh ra ông Nguyễn Kim và ông Nguyễn Nay. Ông Nguyễn Kim sinh 2 người con trai: con trai đầu là ông Nguyễn Uông, con trai thứ là ông Nguyễn Hoàng. Con cháu sau đời đời nối tiếp, gia phả không thấy ghi chép tiếp các đời sau, chỉ thấy ghi  “Nam Việt tử tôn kế thế Đế Vương”.
 
Ông Nguyễn Chung, trước nhận chức Thiếu sư  lịnh lang tư thừa nội các sự vụ. Vợ là bà Trịnh Thị Huyền sinh trai, gái 10 người.

Con trai ông Nguyễn Chung là Nguyễn Tú chống lại thế lực họ Trịnh, bị Trịnh Kiểm truy hạ.

Ông Nguyễn Tú sinh được một con trai là ông Nguyễn Uyên ở vào triều vua Lê Thuận Bình (1549). Ông thi đậu Hương cống, vợ ông là bà Hồ Thị Chiêu. Ông Nguyễn Uyên và bà Hồ Thị Chiêu sinh được 4 người con trai là: con trai đầu Nguyễn Tuấn Cường, con trai thứ hai Nguyễn Thịnh, con trai thứ ba Nguyễn Vọng và con trai thứ ba Nguyễn Lâu. Ông Nguyễn Thịnh và hậu thế của ông không thấy ghi chép lại. Vì nạn phân tranh Trịnh – Nguyễn ông Nguyễn Uyên và bà Hồ Thị Chiêu bất đắc kỳ tử.

Sau khi cha mẹ mất, ba anh em Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng và Nguyễn Lâu từ thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa mang theo hài cốt cha là Nguyễn Uyên và mẹ là Hồ Thị Chiêu tìm phương lánh nạn, tránh sự kỳ thị, hãm hại của Chúa Trịnh (phủ Chúa Trịnh ở Hà Trung).

Vào Nghệ An, ba anh em đã đến xã Diêm Tràng, sau đổi tên là xã Văn Tràng, phủ Anh Đô. Xã Diêm Tràng gồm 2 xã Yên Sơn và Văn Sơn thuộc huyện Đô Lương ngày nay. Ba anh em chọn được động Cồn Am (là đồi Tứ Linh Cồn Am Sơn Lộc) là cát địa để táng hài cốt cha mẹ.

Sau đó ba anh em phân tách ra ba nơi tạo thành ba chi:
- Ông Nguyễn Tuấn Cường về sinh sống tại thôn Thổ Sơn, xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương (xã Cát Văn, huyện Thanh Chương ngày nay) tạo thành chi I.
- Ông Nguyễn Vọng về sinh sống tại thôn Cẩm Hoa Viên, phủ Anh Đô (xã Liên Sơn (nay là thị trấn Đô Lương), huyện Đô Lương ngày nay) tạo thành chi II.
- Ông Nguyễn Lâu về sinh sống tại thôn Yên Tứ, xã Diêm Tràng, phủ Anh Đô (thuộc xã Văn Sơn, huyện Đô Lương ngày nay) tạo thành chi III.
• Phủ Anh Đô sau này đổi tên thành phủ Anh Sơn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 lại đổi thành huyện Anh Sơn. Đến năm 1963, theo quyết định ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chính phủ, huyện Anh Sơn lại chia thành 2 huyện: huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương ngày nay.

Như đã trình bày ở trên ông Cường lập nghiệp ở Cát Ngạn là chi I và hai chi ở Đô Lương đã có đời thứ 14 còn ta thì sau năm 2000 đến nay năm thứ 11 của thế kỷ 21 đã có gần 20 nhân khẩu thế hệ 12. Điều này cũng hợp lý theo quy luật sinh học. Mặt khác, sắc phong vua Lê Cảnh Hưng ban cho ông Cường vào năm 1783 (gần cuối thế kỷ 18). Sau thời điểm từ Thanh Hóa vào Nghệ An khoảng 40 năm. Công trạng của ông Cường có thể trước đời vua Lê Cảnh Hưng. Còn ban tặng là vua Lê Cảnh Hưng (vua Lê cảnh Hưng (1740-1786) ở ngôi 46 năm, có công chúa Ngọc Hân gả cho Nguyễn Huệ. Năm 1783 ban sắc phong cho ông Cường, năm 1786 băng hà. Ông là ông vua ở ngôi lâu thứ hai trong các triều đại phong kiến Việt Nam).

Kết luận: Từ những kết quả của nhóm tìm hiểu, điều tra, xác minh trong hành trình đi tìm nguồn gốc của họ xin có kết luận:
1/ Không chứng minh được liên quan với họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Đầm.
2/ Ta có nguồn gốc với chi họ Nguyễn Sỹ ở Cát Ngạn, Thanh Chương.
3/ Đền Yên Quả Nam Đàn khoảng giữa thế kỷ 18. Tính đến nay gần 300 năm (khoảng hơn 260 năm). Phù hợp với quy luật sinh học, ta đã có đời thứ 12. Ngày xưa khoảng hơn 80 năm đã có 4 đời. Ngày nay khoảng 100 năm đã có 4 đời. Thời gian và số đời ta có là rất hợp lý theo quy luật tự nhiên.

II. Thông tin về dòng họ
1. Về nhân khẩu (tính đến năm 2011)
- Số hộ có khoảng trên 115 hộ (ước tính, không thể thật sự chính xác)
    o Tại quê: 50
    o Các địa phương trong tỉnh: 26
    o Các tỉnh thành khác: 39

- Số nhân khẩu tính cả nữ đã xuất giá, không tính con dâu có khoảng trên 280 nữ, 249 nam. Tổng cộng khoảng trên 530 người đang sống và làm việc học tập trên khắp các vùng miền trong cả nước.

- Địa bàn sinh sống và lập nghiệp:
    o Trong tỉnh: tại quê Nam Đàn là chính còn có ở các địa chỉ sau: Vinh, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Anh Sơn…
    o Các tỉnh thành khác: Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước…

2. Những người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
- Tham gia kháng chiến chống Pháp có các vị sau (xin chỉ nêu tên): ông Tài, ông Ngũ, ông Ký, ông Kỳ, ông Hoan, ông Viện, ông Ba, ông Tâm, ông Sứ, ông Sơn (còn gọi là Bình) thuộc thế hệ thứ 9 và ông Tĩnh thuộc thê hệ thứ 10. Trong số đó các ông: ông Kỳ, ông Ba, ông Hoan sau năm 1954 giải ngũ về quê. Ông Ngũ chuyển sang công an, ông Tứ thương binh. Ông Tài, ông Ký, ông Sơn là liệt sỹ. Còn ông Tâm, ông Tĩnh tiếp tục phục vụ trong quân ngũ cho đến tận lúc hưu trí. Cũng trong cuộc kháng chiến này ông Mão là thanh niên xung phong.

- Tham gia kháng chiến chống Mỹ có khoảng 20 người, trong đó có 4 người thuộc thế hệ thứ 9: ông Thân, ông Thái, ông Chất (Thoàn), ông Tài. Số còn lại thuộc thế hệ thứ 10. Có ba gia đình có hai con trai là bộ đội đánh Mỹ.

3. Người có công, liệt sỹ, thương binh
- Cán bộ lão thanh cách mạng: Ông Nguyễn Sỹ Quyền.

- Liệt sỹ trong kháng chiến chống Pháp: 3 người (
Nguyễn Sỹ Tài, Nguyễn Sỹ Ký, Nguyễn Sỹ Sơn)

- Liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ: 9 người (5 nam, 4 nữ):
Nguyễn Sỹ Thân, Nguyễn Sỹ Thiêm, Nguyễn Sỹ Đường, Nguyễn Sỹ Châu (Dinh), Nguyễn Sỹ Việt (Dinh), Thị Thảo, Thị Liên, Thị Chung, Thị Nhì, bốn liệt sỹ này hi sinh cùng năm 1970 tại quê nhà.

- Thương binh có ông Tứ (Phú – đã mất). Ông Tài (Tam – đã mất), ông Điều, ông Tùng, ông Tăng.

4. Vài thông tin đặc biệt
- Có hai gia đình có hai con trai là liệt sỹ trong chiến tranh (1954 - 1975). Gia đình ông Kiểm có con trai đầu là Nguyễn Sỹ Thiêm (1945) hi sinh tại miền Đông Nam Bộ, con trai thứ hai là Nguyễn Sỹ Đường (1950) hi sinh tại Lào.

- Gia đình ông Dinh có Nguyễn Sỹ Châu (1945) con trai đầu hi sinh năm 1968 ở Miền Nam, Nguyễn Sỹ Việt hi sinh năm 1979 ở Campuchia.

- Gia đình ông Song có 3 bộ đội cùng vào Nam chiến đấu trong cùng một năm (1967) ở ba chiến trường khác nhau cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong đó có một bộ đội đánh Pháp (nhập ngũ 1952). Điều kỳ diệu là sau năm 1975 cả ba trở về lành lặn, mạnh khỏe. Hiện tại ông Tâm sang tuổi 78, ông Cẩm tuổi 72, ông Chiến tuổi 62. Tuy nhiên ông Cẩm bị ảnh hưởng chất độc hóa học.

5. Lĩnh vực giáo dục
- Thế hệ thứ 7 có hai ông học nhiều và có văn bằng:
    o Ông Hương (là ông nội các ông Toại, Dần, Tùy, Sửu)
    o Ông Thơ (là ông nội các ông Bính, Lục)
Ông Hương làm nghề dạy học ở quê và hình như cũng có lúc đi dạy học ở các địa phương khác. Ông Thơ là người đưa sắc phong của ông Cường từ phủ Anh Sơn về cho nhà thờ.

- Thế hệ thứ 8 có hai ông được học hành nhiều chữ Hán:
    o Ông Song người soạn gia phả 1942 (chắt nội của ông Văn)
    o Ông Chuyên người soạn gia phả 1944 (chắt nội của ông Càn), ông Văn là con cả, ông Càn thứ 3 đều là con ông Đắc.

- Thế hệ thứ 9 có ba nam có bằng cử nhân dưới chế độ mới vào những năm 60 của thế kỷ 20.

- Từ thế hệ thứ 10 trở đi hầu hết đều học hết trung học phổ thông (10/10, 12/12). Khoảng hơn 50% số đó thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (không có điều kiện thống kê vì khắp cả nước). Chỉ xin ghi danh vài điển hình nổi bật:
    o Ông Đợu có năm con trai (thế hệ thứ 10) bốn người có bằng kỹ sư (đào tạo chuyên nghiệp).
    o Thế hệ thứ 10 có gần 10 nữ có bằng cử nhân (đào tạo chính quy) đó là: Hảo (con ông Ngũ), Hoa (con ông Phú), Nhàn (con ông Bưởi), Chi (con ông Lục), Trúc (con ông Chất), Thủy (con ông Sửu) với các ngành sư phạm, luật, du lịch.
    o Thế hệ thứ 11 có Giáp (1984) và Bình (1986) là hai con trai của vợ chồng Khánh – Đằng có bằng kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.
    o Gia đình Tăng – Vân có ba con đều học đại học, hai con gái đã ra trường đi làm. Đây là những điển hình nuôi dạy con.
    o Trong họ đã có gia đình phổ cập đại học (cả gia đình, vợ chồng con cái đều có bằng cử nhân).
    o Một người một nghề đặc biệt là phi công của ngành hàng không Việt Nam. Đó là con ông Thúy, cháu đích tôn của ông Quyền là người đã từng ủng hộ nhiều cho nhà thờ Nguyễn Sỹ Huy.
    o Đặc biệt họ ta (và cũng là làng quê ta) lần đầu tiên có Nguyễn Sỹ Hoàng Trang (1979) có học vị Tiến sĩ được một trường danh tiếng thế giới của Cộng Hòa Pháp đào tạo (năm 2009). Trang là con trai út thứ tư của ông Nguyễn Sỹ Trí, gia đình ông sống ở Nha Trang – Khánh Hòa (xem thêm sơ đồ gia phả). Trang hiện là cán bộ giảng dạy tại trường đại học Bách khoa Sài Gòn.
Hi vọng trong tương lai, khi đời sống được no đủ hơn, sung túc hơn họ ta sẽ có nhiều cháu chắt vinh danh cho dòng họ, tổ tông.

6. Tổ chức hoạt động
- Trưởng tộc đứng đầu thế hệ 10 là Nguyễn Sỹ Vỹ, trưởng nam của ông Toại chịu trách nhiệm chung. Công bố các việc lớn mà hội đồng họ đã thảo luận thông qua. Chủ tế trong các hành lễ, chủ tọa khi họp ban đại diện họ.

- Chủ tịch hội đồng họ là ông Nguyễn Sỹ Thân (thế hệ thứ 9) điều hành tổ chức các hoạt động của họ.

- Phó chủ tịch hội đồng kiêm quản lý các quỹ họ là ông Nguyễn Sỹ Nhượng (đời thứ 9).

- Thủ quỹ là ông Nguyễn Sỹ Độ (thế hệ thứ 10)

- Kế toán tài chính, tài sản là ông Nguyễn Sỹ Bình (thế hệ thứ 10)

- Mỗi chi, tiểu chi có một đại diện gồm các vị: Nguyễn Sỹ Cầm, Nguyễn Sỹ Bơ, Nguyễn Sỹ Lộc, Nguyễn Sỹ Điều, Nguyễn Sỹ Tăng.

Ngoài ra họ còn chọn hai người làm tư vấn cho hội đồng: Nguyễn Sỹ Bưởi, Nguyễn Sỹ Thúy (thế hệ thứ 9).

Cần phải nhắc lại hoạt động của tổ chức họ từ khi mới khôi phục (1986) gồm các vị: Nguyễn Sỹ Quyền (thế hệ thứ 8), Nguyễn Sỹ Toại (thế hệ thứ 9), Nguyễn Sỹ Chất (thế hệ thứ 9), Nguyễn Sỹ Sứu (thế hệ thứ 9), Nguyễn Sỹ Tính (thế hệ thứ 10) các vị đều đã quy tiên, phải ghi nhận sự đóng góp công sức, trí tuệ lớn lao của các bậc cao niên tiền bối đó có thể coi là nhiệm kỳ thứ nhất (1986-2000) sau hơn nửa thế kỷ không thờ cúng.

7. Các loại quỹ của nhà thờ
- Quỹ thờ cúng: phục vụ cho tế họ hàng năm. Hương khói hai kỳ trong tháng (rằm, mồng 1) khoản thù lao ít ỏi để động viên người trông nom quét dọn, đóng mở cổng, đón con cháu về thăm.

- Quỹ nhân đạo: Thăm hỏi ốm đau, ma chay hiếu hỷ.

- Quỹ khuyến học: Cho các cháu từ tiểu học đến đỗ vào trung cấp, cao đẳng, đại học, khi đạt các danh hiệu thi đua, khi trúng tuyển ở các kỳ thi chuyên nghiệp.

- Quỹ xây dựng: Dùng để bổ sung, tôn tạo và tích lũy để nâng cấp nhà thờ, đồ tế khí trong nhà thờ.

Nguồn quỹ:
- Nghĩa vụ đóng góp một lần của các đinh (thờ cúng).

- Các bậc cháu chắt ủng hộ, cúng tặng gửi góp mỗi lần thăm viếng, nhất là những người xa quê mỗi lần về không thể không thắp nén nhang tại nhà thờ.

- Các quỹ cho vay lãi suất dùng để chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực của quỹ. Tuy nhiên, quỹ nào cũng còn rất nhỏ.


 


* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Khu mộ Thủy Tổ tại Cồn Am

* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Nhà thờ Đại tôn Cát - Đô - Văn



* Thông tin mới cập nhật (* New)

* Hướng dẫn xét Dòng họ Văn hóa của huyện Thanh Chương

* Thông báo tìm nhánh họ ông Nguyễn Sỹ Hiều (Phiêu) thuộc chi Cát Văn ở vùng huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

* Thư khuyến hiếu kêu gọi quyên góp để tôn tạo khu mộ Thủy Tổ

* Thông báo về lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am ngày 15 tháng giêng hàng năm

Danh sách tất cả các thông báo...


* Tìm thấy phần mộ của ông Tổ chi Cát Văn (20/4/2015)

* Quá trình tôn tạo khu mộ Tổ từ sau năm 1945 đến năm 2003 (Trích trong gia phả Đại tôn)

* Hoàn thành việc lát gạch, sơn tường và một số hạng mục khác của nhà thượng đường nhà thờ Đại tôn (12/2014).

* Hội đồng gia tộc chi Cát Văn họp bàn triển khai các công việc: chăm sóc nhà thờ, làm hồ sơ đề nghị huyện Thanh Chương xét dòng họ văn hóa và biên soạn gia phả của chi (08/9/2014).

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 4 - tháng 5 năm 2014

* Triển khai các công việc tôn tạo khu mộ Tổ - tháng 5 năm 2014

* Nội dung và kết quả cuộc họp Hội đồng gia tộc Đại Tôn ngày 3/4/2014

* Hoàn thành xây dựng mái tôn sân nhà thờ Đại Tôn

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 3

* Quá trình họp bàn (từ năm 2009 - 2010) để triển khai tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ

Danh sách tất cả các tin tức...


* Lễ tế Tổ Đại tôn ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi (06/3/2015)

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am Sơn Lộc ngày 15 tháng Giêng năm Ất Mùi (05/3/2015)

* Lễ tế bà Tổ Cô ngày 15 tháng 2 năm Canh Dần 2010

* Lễ tế Thủy Tổ 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Lễ tảo mộ Tổ 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 11 năm 2013

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 7 năm 2013

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Thủy tổ Rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013

* Hình ảnh khu mộ Thủy tổ tháng 12 năm 2010

Danh sách tất cả các tin tức...


* Bài viết “Vài nét về văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An” của ông Nguyễn Sỹ Cẩn – Nguyên giảng viên Trường Đại học sư phạm Vinh

* Thông báo cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Báo cáo của Ban liên lạc họ Nguyễn Sỹ tại cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Lời khai mạc cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 của các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Các danh nhân của dòng họ Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Địa chỉ các chi họ Nguyễn Sỹ (Trích Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000

* Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ nhất các dòng họ Nguyễn Sỹ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, 13/9/1997

* Sắc phong của vua Lê Hiển Tông ban cho ông tổ Nguyễn Sỹ Cường

* Bài viết “Về khu di tích nhà Nguyễn ở Gia Miêu Thanh Hóa” của nhà văn, nhà sử học, nhà báo Nguyễn Đắc Xuân

Danh sách tất cả các tư liệu...


* Câu đối của ông Nguyễn Sỹ Cẩn

* Bài viết "Thơ về mùa Xuân và thiếu nữ" của ông Nguyễn Sỹ Cẩn.

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Ngoãn

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Tiu

Danh sách tất cả các bài...