“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”

Giới thiệu gia phả Đại tôn Cát - Đô - Văn
(Bản biên soạn năm 1979)

(Bản gia phả và tư liệu này được đánh máy lại từ bản viết tay của ông Nguyễn Sỹ Tám, hiện nay đang nhờ ông kiểm tra lại nội dung)

* Có một số từ ông Nguyễn sỹ Tám ghi theo tiếng địa phương, ví dụ: "hữu" ghi thành "hựu", ...

Lời tựa

Đại chiến thứ II kết thúc (1937 - 1945) nhân dân chúng ta đã anh dũng, dưới sự lãnh đạo của Việt Nam cách mạng đồng minh (Việt Minh) đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực xâm lược khác. Đất nước ta hoàn toàn giải phóng. Tổ quốc ta hoàn toàn thống nhất (30 – 4 -1975).

Trước sự cống hiến của trăm họ vì sự nghiệp vẻ vang chung của Tổ quốc con cháu họ Nguyễn Sỹ tộc chúng ta cũng đã góp phần cống hiến đáng kể trong chiến công lừng lẫy, anh hùng của dân tộc ta, rung động cả thế giới. Dòng họ ta tự hào cũng như các dòng họ khác trong gia đình Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc đã góp công, góp sức làm nên chiến công vẻ vang.

Trong 30 năm (1945 - 1975) xông pha chiến đấu anh dũng và toàn thắng (30-4-1975) những con cháu chúng ta là quân nhân, là cán bộ trong mỗi lĩnh vực công tác quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao… được trở về quê hương liên hoan mừng chiến thắng, việc đầu tiên nhớ đến hồng ân tiên tổ “Nhân sinh vi Tổ” đã tập trung tới từ đường để hành hương báo cáo với tiên tổ. Con cháu đã nối nghiệp cha ông, tiên tổ một lòng vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Nhưng đất nước chúng ta chưa hết quân thù, non sông chúng ta qua bao nhiêu  năm chiến tranh tàn phá nên cần có những bàn tay anh dũng bảo vệ và xây dựng lại. Vì vậy cho nên con cháu còn phải xa nơi quê hương chôn ra cắt rốn, xa từ đường tiên tổ, người thì ra biên cương bảo vệ Tổ quốc, người thì lên các công trường để sản xuất, người thì đi xây dựng vùng kinh tế mới, dắm dân lên vùng phì nhiêu nhưng ít dân cư để phát triển sản xuất, kinh tế lâu dài. Cho nên mỗi người ra đi đều có nguyện vọng tha thiết ghi chép về sự tích xuất xứ tiên tổ mình, để lưu truyền cho con cháu mai hậu.

Đấy là nguyện vọng của con cháu, cho nên chúng tôi, mặc dầu tài sơ, chí thiển, nhưng vì nghĩa vụ và để ghi sâu phúc ấm của tiên tổ đúng theo lời nguyện Xuân tế hàng năm của con cháu.

Mộc chi khí truyền ư thuộc khí hậu thực phồn thủy chi nguyện cố ư lưu nguyện trường lưu viện truy ức gia tiên bản trì tình nguyện.
Bách thế bát thiên – Vạn đại như kiến.

Tạm dịch:

Nhờ ơn gốc rễ lâu bền
Cây, cành, hoa, quả mở màu xanh tươi
Do nước ngọn nguồn bắt đầu
Sông, ngòi, lạch, suối cuồn cuộn, dồi dào
Con cháu thịnh vượng lâu dài
Ngàn năm phúc ấm, ơn nhờ tổ tiên

Nên đã ghi chép lại cổ bản, sưu tầm thêm và tục biên thêm vào gia phả của tiên tổ để lại viết vào Ất Dậu niên, thập tam nhật, thập nguyệt (13-10-Ất Dậu-1825).

Viết lên sự tích, xuất xứ, lòng tu nhân, tích đức, lấy từ tâm làm nguồn gốc, lấy nhân nghĩa làm khí mạch của tổ tiên Nguyễn Sỹ tộc chúng ta, để làm tấm gương cổ vũ con cháu trong họ muôn đời mai sau noi theo.

Nay tựa

Chủ bút: Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu ở tiểu tôn Yên Sơn thuộc Đại Tôn Văn Tràng trong Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn.

                            Ngày 20 tháng 02 Xuân Kỷ Vị (18/03/1979)
Ban phổ ký
  - Nguyễn Sỹ Liễn – Cát Văn: Trưởng ban
- Nguyễn Sỹ Tuyên – Đô Lương: Phó ban
- Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu – Văn Tràng: kiêm tái bút.


NGUYỄN SỸ TỘC GIA PHẢ THỦY TỰ
(Bản biên soạn năm Ất Dậu - 1825)

Lịch ký tộc hệ chi nguyên – Nguyễn Sỹ Tộc, hựu phả vô truyền – Hựu truyền văn. Phượng Quận công sinh hạ Nguyễn Chung, Nguyễn Thành. Nguyễn Thành tắc sinh hạ Nguyễn Kim, Nguyễn Nay. Chung đắc thú Trịnh Thị Huyền sinh hạ nam nữ thập nhân. Chung chi tử Nguyễn Tú kháng cự họ Trịnh cường hào. Nguyễn Tú chi tử Nguyễn Uyên tích bản Ái Châu (kim Thanh Hóa tỉnh) – Tống Sơn – Gia Miêu.
Nguyễn Uyên thú Hồ Thị Chiêu sinh hạ Nguyễn Cường, Nguyễn Thịnh, Nguyễn Vọng, Nguyễn Lâu. Phu phụ bất đắc kỳ tử. Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng, Nguyễn Lâu tị nạn nhập vụ Hoan Châu (kim Nghệ An), Anh Đô phủ, Diêm Tràng xã, Yên Tứ thôn. Song táng hài cốt phụ mẫu tại Cồn Am Sơn Lộc.
  Trưởng nam Nguyễn Cường nhập Thổ thôn, Cát Ngạn, Thanh Chương cư yên. Nguyễn Vọng nhập vu Cẩm Ngọc cư yên. Nguyễn Lâu nhập vu Diêm Tràng xã (kim Văn Tràng), Yên Tứ thôn cư yên.

Thiết văn gia phả phổ dã – Lịch ký tộc hệ chi nguyên – Nhân dục kỳ đồng phổ dã.

Hoàng triều Minh Mạng ngũ niên – thập nguyệt – thập tam nhật (Ất Dậu - 1825)

(Ghi chép nguyên bản bằng Hán tự: Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu tiểu tôn Yên Sơn, Văn Tràng).
 

NGUYỄN SỸ TỘC GIA PHẢ THỦY TỰ
(Bản biên soạn năm Ất Hợi - 1935)

Tựa đề
Gia chi hựu phổ do Quốc chi hựu sử dạ. Gia phổ minh nhi hậu, chiêu giả chiêu, mục giả mục, đồng giả bất ly ư dị, thân giải bất tích ư sơ. Khấu kỳ bằng tắc phối hựu sở liên. Vấn kỳ căn tắc sinh hựu sở tự. Cẩn gia phổ vị minh, tắc đồng nhi di thân nhi sơ. Ngã tộc nguyên tại Thanh Hóa tỉnh – Tống Sơn – Gia Miêu phát tích. Kế thế  Công - Hầu – Đạn gia phổ vị minh, nan bằng ư thế thế. Thế tu nhất thế, bất phế dân chi, thi diệc hối trung lược, hưu khai tế xứ dạ.

*    *    *

Nguyễn gia nguyên tổ  tại Thanh Hóa tỉnh – Tống Sơn (Hà Trung) – Gia Miêu phát tích. Kế thế Công Hầu.

Chí
Phượng Quận công
Sinh hạ:
1: Nguyễn – Chung    2: Nguyễn  - Thành

Nguyễn Thành
Sinh hạ:
1: Nguyễn Kim
2: Nguyễn Nay
Nam Việt tử tôn kế thế Đế - Vương

Tồn
Nguyễn Chung
Tiền thụ Thiếu sư lịnh lang tư thừa nội các sự vụ
Thú
Trịnh Thị Huyền
Sinh hạ: nam nữ thập nhân (10 người)
Bị Trịnh Kiểm cường hào
Nguyễn Chung chi tử (con)
Nguyễn Tú    kháng cự
Trịnh thị        truy tróc
Nhưng thử Nguyễn Tú chi tử (con)

Nguyễn Uyên
Lê triều Thuận Bình (1549) thi trúng Hương Cống.
Thê
Hồ Thị Chiêu
Phu – Phụ bất đắc kỳ tử.
Nguyễn Uyên chi tam nam (3)
1: Nguyễn Cường
2: Nguyễn Vọng
3: Nguyễn Lâu

Niệm dị bất niệm kỳ thân, huynh đệ tị nạn tự vu Anh Đô phủ - Diêm Tràng xã. Tịnh tương phụ mẫu hài cốt. Song tạng tại Cồn Am xứ - Thử địa kết huyệt đinh, tài lượng vương, lý nghi tiếp Văn – Võ trùng quang – Vu tứ đa nhân xuyên tạc – Bị trí Cát Ngạn – Cẩm Ngọc – Văn Tràng, chư trưởng chính tùy pháp hậu.

Hựu truyền văn
Cao … Cao … Cao … Tiên Tổ Nguyễn Uyên Lê triều Thuận Bình Hương cống khoa, Nguyễn phúc công, thụy Tuấn Uyên, Thanh lịnh Ái châu. Tịnh chính thất Hồ thị an nhân húy Chiêu sinh hạ theo truyền văn 4 người con trai:
1: Nguyễn Cường
2: Nguyễn Thịnh
3: Nguyễn Vọng
4: Nguyễn Lâu

Sau khi vì nạn phân tranh Trịnh – Nguyễn ông bà Nguyễn Uyên và Hồ Thị Chiêu bất đắc kỳ tử. Để tránh sự hãm hại của họ Trịnh nên 3 anh em tiên tổ chúng ta là: Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng và Nguyễn Lâu phải cùng nhau đi tị nạn. Lúc ra đi mang theo hài cốt song thân vào Diêm Tràng xã, Anh Đô phủ song táng tại đuồi Tứ Linh Cồn Am Sơn Lộc. Còn riêng ông Nguyễn Thịnh không thấy lưu bút lại.

Ất Hợi niên – chỉnh nguyệt – nhị thập ngũ nhật (ngày 25 tháng 01 năm 1935)

  Ban phổ ký
           - Cụ Tam trường Nguyễn Sỹ Đệ -Thổ thôn, Cát Ngạn.
- Cụ Tú tài Hàn lâm Nguyễn Sỹ Thị - Cẩm Ngọc, Đô Lương.
- Cụ Quan viên phụ Nguyễn Sỹ Lữ thường gọi là cụ Hàn Cơ – An Tứ Văn Tràng

Đồng soạn thảo, lưu bố hiền hiếu tử tôn toàn tộc.

*Ghi chú: Diêm Tràng xã, Anh Đô phủ: trước cách mạng là xã Văn Tràng, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nay đổi là xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

 

 PHẢ ĐỒ TỘC HỆ NGUYỄN SỸ TỘC CÁT – ĐÔ – VĂN

Phả đồ xuất xứ Tống Sơn – Gia Miêu – Thanh Hóa

 



Phả đồ tị nạn  vào Anh Đô phủ, Diêm Tràng, An Tứ

Nhất thế Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn
Tổ khảo: N
guyễn Uyên
Tiền Lê triều Thuận Bình Hương cống khoa
Nguyễn phúc công thụy Tuấn Uyên thanh lịnh Ái Châu tiên linh
Tổ tỷ: Chính thất Hồ Thị an nhân húy Hồ Thị Chiêu tiên linh

Song táng tại Cồn Am Sơn Lộc, xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Đặc điểm: Chính giữa có chôn một bia đá đề chữ Hán “Cồn Am xứ - Nguyễn Sỹ tộc – Tổ mộ bia ký”, bốn xung quang có 4 bia đá đề “Nguyễn Sỹ tộc mộ” do Đại Tôn Văn Tràng làm để làm giới cận xung quanh chính mộ vào năm 1979, ở giữa có xây một mộ đài vào tháng 3 năm 1981 do 3 Đại Tôn Cát Ngạn, Đô Lương, Văn Tràng, mặt trước đề “Nguyễn Sỹ tộc Tổ mộ”, hai bên hai câu đối:

Thiên trụ tân di tôn
Địa duy cựu dĩ lập

Theo ông Nguyễn Sỹ Tám, nghĩa của câu đối này là:

Thiên trụ này mới được làm

Đất này đã có từ xưa

 

Tư liệu ghi chép về Đại tôn

Qua nhiều biến thiên của xã hội, nên chi dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta về xuất xứ và nguồn gốc không còn lưu truyền, chỉ có ghi:
Nguyễn gia nguyên tổ tại Thanh Hóa tỉnh, Tống Sơn, Gia Miêu phát tích. Kế thế Công Hầu.
Đến đời Hựu Phượng Quận công sinh hạ Nguyễn Chung và Nguyễn Thành

Nguyễn Chung – Tiêu thụ Thiếu sư lịnh lang tư thừa nội các sự vụ (chức trong tam công phụ trách lương thực), vợ là bà Trịnh Thị Huyền dòng dõi họ Trịnh, sinh hạ được 10 người con cả trai và gái.

Để cũng cố quyền hành, họ Trịnh tìm cách hãm hại và tiêu diệt họ Nguyễn. Để bảo vệ lấy dòng họ Nguyễn nên ông Nguyễn Tú (con ông Nguyễn Chung) đã kháng cự lại. Vì vậy cho nên bà Trịnh Thị Huyền bị truy tróc, các em trai, gái của ông Nguyễn Tú phải tị nạn và lánh đi mỗi người một ngã, cho nên đều khuyết danh để tránh tai họa.

Hậu thế chỉ còn lưu danh lại Cao … Cao … Cao Nguyễn  Tú. Theo truyền văn và sưu tầm sử sách, Tiền tổ Nguyễn Tú đậu Đồng tiến sỹ xuất thân.

Cao … Cao … Cao Tiền tổ Nguyễn Tú sinh hạ Cao … Cao … Tiền tổ Nguyễn Uyên – Lê triều Thuận Bình Hương cống khoa – Nguyễn phúc công thụy Tuấn Uyên, Thanh lịnh Ái Châu.

Tịnh chính thất Hồ thị An Nhân húy Chiêu sinh hạ theo truyền văn 4 người con là các ông: Nguyễn Cường, Nguyễn Thịnh, Nguyễn Vọng, Nguyễn Lâu.

Sau khi vì nạn phân tranh Trịnh – Nguyễn, ông Nguyễn Uyên và bà Hồ Thị Chiêu bất đắc kỳ tử. Để tránh sự hãm hại của họ Trịnh nên 3 ông Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng, Nguyễn Lâu phải cùng nhau đi tị nạn. Lúc ra đi mang theo hài cốt song thân Nguyễn Uyên và Hồ Thị Chiêu vào An Tứ thôn, Diêm Tràng xã, Anh Đô phủ (trước cách mạng là xã Văn Tràng, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nay là xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) song táng tại vùng sơn cước, đuồi Tứ Linh.

Địa danh: Cồn Am Sơn Lộc
Địa lý:
     Vùng sơn cao thủy thẳm
     Long hổ triều nghinh
     Đầu gối lên gò cao
     Chân đạp xuống bùn sâu
Địa hình: Kim quy ẩm thủy (Rùa vàng đang uống nước)

Sau khi an táng xong, để tránh sự theo dõi và hãm hại của họ Trịnh, nên ông Nguyễn Cường sang Thổ thôn, Cát Ngạn cư trú nhập tịch và mang tộc danh Nguyễn Tuấn Cường. Ông Nguyễn Vọng lên làng Cẩm Ngọc, phủ Anh Đô, mang tộc danh Nguyễn Sỹ Vọng và khi về cõi thọ lấy hiệu bụt Trần lưu quân – Nguyễn tam lang. Còn ông Nguyễn Lâu ở lại làng An Tứ, xã Văn Tràng, con cháu nối tiếp cùng nhau mang tộc danh Nguyễn Sỹ.

Trong biến thiên xã hội, để tránh sự theo dõi và hãm hại của họ Trịnh nên ba ông và con cháu kế tiếp đều phải mai danh ẩn tích.

* * *

Sau này khi nạn phân tranh Nam – Bắc Trịnh – Nguyễn đã chấm dứt, vương triều nối tiếp Tây Sơn đã sụp đổ, tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) hậu duệ chúa Nguyễn – Nguyễn Phúc Ánh phục quốc lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu Gia Long liền ban bố và chiếu chỉ cho vời chi họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang để vua nhận họ và lập biên bản về các chi ở Gia Miêu để phong sắc (theo sách “Tiền nguyên toát yếu phổ” tiền biên soạn năm Khải Định thứ 2 (1917) có bài tựa của Thượng thư Tôn Thất Hân).

Sau đó các chi họ từ Gia Miêu ra đi tị nạn đều gửi gia phả gốc về Huyện, Tỉnh và Bộ để khai báo.

Riêng cửa vào An Tứ thôn, Diêm Tràng xã, Anh Đô phủ không có gia phả chính, chỉ có truyền văn. Bây giờ mới tìm hiểu và giao dịch cùng nhau để tìm gốc. Nhưng lúc ra đi mỗi người một nơi để tị nạn, cửa thì lấy Nguyễn Tuấn, cửa thì lấy Nguyễn Sỹ, lại mất một cửa.

Việc vài trăm năm về trước, các cụ lúc bấy giờ đặt ra nhiều nghi vấn và không thống nhất được cùng nhau và cần thời gian để tìm hiểu thêm. Sau đó, ba cửa liền cùng nhau tìm đến ông Đồng Phẩm ở Triều Dương (Mỹ Sơn ngày nay) xin quẻ chỉ sự và hô danh về nguồn gốc.

Sau khi đối chiếu bản truyền văn và bản hô danh có nhiều điểm hợp nhau nên ba cửa mới đặt lòng tin và cùng nhau đi lại và hàng năm đến ngày 16 tháng Giêng cử đoàn đại diện và con cháu sang hành hương và tảo mộ tổ mộ Cồn Am.

Đến năm 1935 cửa Cát Văn cử cụ Tam đường Nguyễn Sỹ Đệ, cửa Đô Lương cử cụ Tú tài Hàn lâm Nguyễn Sỹ Thị, cửa Văn Tràng cử cụ Quan viên phụ Nguyễn Sỹ Lữ (cụ Hàn Cơ). Ba cụ họp lại và thống nhất viết gia phả cho ba chi để lưu truyền lại cho con cháu bằng chữ Hán, mỗi chi mỗi bản theo bản gốc ba chi.

Sau cách mạng tháng tám thành công (ngày 02 tháng 9 năm 1945), nhất là sau ngày toàn quốc kháng chiến (19 tháng 02 năm 1946) bùng nổ, toàn dân dốc sức lực vào kháng chiến, máy bay định luôn uy hiếp và bắn phá, bỏ bom. Chính phủ đề ra sách lược tiêu thổ và bài phong, phản đế, tiến tới thực hiện giảm tô tức, cải cách ruộng đất rồi tiến hành hợp tác hóa. Sau lại chuyển sang chống Mỹ, Ngụy nên con cháu các đại tôn Cát Ngạn, Đô Lương và Văn Tràng đều phế trệ trong việc thờ cúng, săn sóc tổ mộ và cải cách lại việc tế tự theo chủ trương của từng xã, từng huyện, thành thử hai đại tôn Cát Ngạn, Đô Lương hàng năm con cháu và đoàn đại biểu không lui tới để tế tổ và khai quang tảo mộ, và ở các đại tôn đó cúng nhập vào ngày tế tổ hàng năm của đại tôn mình vào ngày 15 tháng Giêng theo quy định của chính quyền.

Vì việc xáo trộn trong việc thờ cúng, phế trệ trong việc chăm sóc tổ mộ, thành thử phần mộ tổ chung Cồn Am Sơn Lộc bị nhân dân xung quanh khai phá để trồng khoai, sắn. Rừng trai gần 3 sào xa xưa để bảo vệ tổ mộ về phần xác mà toàn họ đã trồng nay bị chặt hết chỉ còn lại vẻn vẹn 4 cây cành xơ lá xác.

Trước cảnh đau lòng nhận thấy mộ tổ dần dà sẽ thành đám đất hoang tàn, nên đại tôn Văn Tràng đã triệu tập con cháu trong đại tôn họp bàn và đặt vấn đề trùng tu lại. Khi đã nhất trí cùng nhau trùng tu trồng cây, làm bia giới cận, khi ấy mới truy nguồn gốc mộ, người bảo thế này, người bảo thế nọ, vậy cho nên phải có gia phả để chứng minh.

Vậy cho nên việc truy tìm gia phả trong các chi phái phả tiến hành để con cháu trong họ rõ nguồn gốc. Những quyển bằng chữ Hán đều bị hủy trong biến thiên xã hội, vì con cháu ít Hán học nên không lưu ý giữ lại. Duy nhất chỉ còn quyển chuyển sang chữ quốc ngữ, đem trình bày cùng toàn họ trong ngày tảo mộ đầu xuân tại Cồn Am.

Sau đó họ nhất trí làm 4 bia đá, khắc chữ “Nguyễn Sỹ tổ mộ”, chôn xung quanh mộ để làm giới cận. Bia làm xong và chôn xung quanh mộ để làm giới cận vào ngày 15 tháng 01 năm Canh Thân (ngày 01 tháng 3 năm 1980) trong dịp họ khai quang tảo mộ và trông cây.

Vì là mộ tổ của cả ba đại tôn, nên có ý kiến cần loan báo cho hai chi Cát Ngạn và Đô Lương biết. Sau đó một số tôn trưởng trong đại tôn Văn Tràng đã cử ông Minh Châu liên lạc với đại tôn Đô Lương, trao đổi cùng bác Nguyễn Sỹ Giáp tộc trưởng đại tôn Đô Lương. Sau đó một cuộc họp sơ giao gồm ông Bường, ông Giao, ông Tuyên, ông Giáp, ông Châu đã truy cứu gia phả và ghi nhớ lại những sự kiện mà xa xưa các cụ tiền bối đã cùng nhau thực hiện, nhưng tới nay vì điều kiện xã hội, con cháu nay đã sao lãng.

Sau khi hàn ôn lại, đều nhất trí xây dựng lại tổ mộ Cồn Am Sơn Lộc. Còn việc sang Cát Văn thì đã cử ông Tuyên, trong lúc về quê ngoại ở Thanh Bài, ghé qua Cát Văn để liên hệ và bàn luận. Sau đó trong dịp giổ tổ Cát Văn ngày 21 tháng 10, đại tôn Cát Văn mời hai ông, ông Tuyên và ông Châu đại diện ban liên lạc toàn tộc sang dự ngày giổ tổ và mang gia phả sang thuyết trình để con cháu trong đại tôn biết.

Sau khi thuyết trình gia phả và ghi nhớ lại những sự kiện trước năm 1945, đã có hai vị lão thành trong đại tôn Cát Văn là cụ Nguyễn Sỹ Đoạt và cụ Nguyễn Sỹ Đệ hàng năm đại diện sang tế tổ và tảo mộ.

Sự việc còn có nhiều cụ lão thành trong đại tôn còn nhớ và được biết trong gia phả Cát Văn bằng chữ Hán mà con các cụ Nguyễn Sỹ Đệ là ông Nguyễn Sỹ Vơn còn lưu giữ được, đều đúng theo lời thuyết minh và đúng theo bản quốc ngữ của Văn Tràng mà công nhận là đúng bản mà ba cụ lão thành Nguyễn Sỹ Đệ, Nguyễn Sỹ Thị, Nguyễn Sỹ Lữ đã cùng nhau viết vào năm 1935.

Sau khi viết xong gia phả bằng chữ Hán, sợ con cháu sau này ít học Hán tự không đọc được nên các cụ đã đọc nguyên văn chữ Hán cho ông Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu chép bằng quốc ngữ để con cháu về sau đọc dễ dàng.

Hàng năm con cháu ba đại tôn tiếp tục đi khai quang tảo mộ và trồng cây như lời tiền nhân đã dặn.

Cấm nên cây tốt miếu đài anh linh

Xong xuôi làm lễ dâng hương để tưởng nhớ. Trước kia có dù tréo (?) để cắm hương, nay tập trung trước bia đá xưa đã chôn (trong bia đề ở giữa: Tổ mộ bia ký; hai bên đề: Cồn Am xứ - Nguyễn Sỹ tộc) để cắm hương và làm lễ dâng hương.

Nhận thấy một họ Nguyễn Sỹ tộc gần 500 hộ, hàng ngàn nhân khẩu mà phải vạch cỏ trước bia khi cắm hương và làm lễ dâng hương, vậy cho nên ba đại tôn đề ra ý kiến cùng nhau xây một mộ đài để hàng năm con cháu, sau khi khai quang, tảo mộ trồng cây để dâng hương. Mộ đài xây dựng và khánh thành tháng 3 năm 1981.

Mặt trước đề: Nguyễn Sỹ tộc tổ mộ
Hai bên hai câu đối:
            Thiên trụ tân di tôn
            Địa duy cựu di lập

Kiến trúc theo: Hậu bành 2 trụ, tả hữu đều trốc long.

* * *

Lời tiền nhân đã bảo:

Chuột chạy lên chốn sơn lâm
Họ ta gặp hạn nhứt tâm phải dè
Một giáp là sáu mươi năm

* Theo ông Nguyễn Sỹ Tám, lời này là của ông Đồng Phẩm khi đại diện họ ta đến hỏi ông.

Khởi đầu Giáp Tý (chuột) đến 60 là Quý Hợi (cuối), nghĩa là đầu năm cuối cùng của một giáp là họ ta có vận hạn xấu, vậy con cháu phải dè.


Đang vui vẻ an bình thì đầu năm 1983 (Quý Hợi) theo đơn xin đất của ông Quý Dương – Phó chủ tịch xã Văn Sơn, UBND xã Văn Sơn đã giải quyết cắt vùng xung quanh và cả vùng mộ tổ Cồn Am, nằm trong trong quy hoạch thổ cư của xã cho ông Quý để làm vườn ở cho con.

Dựa vào thế lực ủy ban và uy quyền làm Phó chủ tịch, ông Quý đã san phẳng một số mộ và cây cối tiếp giáp bia ký và mộ đài để trồng chè và tuyên bố theo chủ trương và chính sách mồ mả thì chỉ trừ lại cho họ 6m2 diện tích đúng ngôi mộ khi chưa có điều kiện chuyển, còn bao nhiêu thì khai phá làm vườn, làm nhà.

Trước tình thế khẩn cấp, họ ba đại tôn họp lại làm đơn kiến nghị UBND và đảng ủy Văn Sơn, mộ tổ Cồn Am táng đã gần 400 năm, lại chôn bằng, không biết đích xác ở đâu mà bốc, vả lại, nếu xã lấy làm công trình công cộng hoặc công trình gì cần thiết không có thể tránh được để xã sử dụng, trái lại, đây chỉ làm vườn ở cho cá nhân.

Vậy kiến nghị UBND lấy chỗ đất đổi cho họ để chuyển cho người xin đất để làm vườn theo đơn kiến nghị ngày 30 tháng 4 năm 1983 (ngày 18 tháng 3 năm Quý Hợi).

Sau một thời gian kiến nghị UBND và đảng ủy xã Văn Sơn ra quyết định giải quyết cho họ Nguyễn Sỹ diện tích 352m2 (chiều dài 22m, chiều rộng 16m). Quyết định ký ngày 09 tháng 02 năm 1984 (ngày 08 tháng 01 năm Giáp Tý).

Dựa vào quyền lực nên khi đo đất, ông Quý đã lãnh đạo ban đo đạc đo xếp vào một phía đúng theo diện tích 352m2 để phía ngoài ông làm vườn cho liền khoảnh và thuận tiện.

Riêng phía họ, vì xin đất mộ tổ thấy việc làm không được công minh, vậy đề nghị UBND cho đúng chỗ mà mộ tổ Cồn Am tọa lạc để giữ gìn di tích, chứ  họ không xin đất sản xuất để mà cho chỗ nào cũng được, mặc dù đúng diện tích 352m2.

Sau đó đại diện UBND, ông Trần Đức Nguyên (Ngoạn) có trả lời, họ xem mộ tổ họ chỗ nào thì khoanh vùng cho đúng như diện tích 352m2 mà UBND đã quy định trong quyết định.

Họ căn cứ vào bia ký xa xưa làm mốc trung tâm để khoanh vùng, vậy nên một số cây chè của ông Quý bị phá và chuyển sang chỗ khác để trồng. Họ và ông Quý đã có lời đi tiếng lại, nhưng sau cũng dàn xếp ổn thỏa.\

Sau này làm vườn ở không thuận lợi lại phân thành nhiều mảnh con, gia đình lại gặp nhiều sự không hay, ông Quý lại không trúng ủy ban xã nữa, nên ông đã xin mảnh khác để làm vườn cho con.

Châu đã về Hợp Phố - Đất mộ tổ lại về mộ tổ họ như xưa. Về phần xác đã ổn định và vĩnh viễn. Hằng năm, con cháu đúng ngày 15 tháng Giêng làm lễ khai quang tảo mộ, trồng cây như xưa.

Trồng nên cây tốt một màu
Khói hương nghi ngút tỏa mù đài cao.

* * *


Nói về phần hồn, đại tôn nào cũng có cúng tế hàng năm, nhưng còn riêng rẽ, chưa thống nhất được như xa xưa đã cúng vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, mà qua biến thiên của xã hội đã bỏ đi và chuyển sang ngày 15 tháng Giêng để tiện phân phối thực phẩm.

Sau cuộc họp chung ba chi đại tôn tại từ đường Đô Lương. Sau khi đại diện Văn Tràng là ông Phiêu và ông Lộc không nhất trí cúng trở lại ngày 16 tháng Giêng như xưa, cương quyết lấy ngày 15 tháng Giêng hiện nay theo đúng chủ trương của chính quyền địa phương.

Vậy cho nên cửa trưởng đại tôn Cát Văn phải đảm nhận và rước chân hương về Cát Văn để cúng vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm.

Để dung hòa mọi việc và bảo đảm đoàn kết chung ba đại tôn, hội nghị lấy biểu quyết và đã tán thành và thống nhất lấy ngày 16 tháng Giêng hàng năm làm ngày Xuân tế kỵ nhật ông bà tổ tại tế đường Cát Văn để con cháu vùng Cát Văn xa xôi không đi tảo mộ được tham gia đông đủ. Còn Đô Lương và Văn Tràng cử đoàn đại biểu sang tham dự. Cũng như ngày 15 tháng Giêng tế tại mộ đài Cồn Am, con cháu Đô Lương, Văn Tràng không sang tế Xuân ở Cát Văn được, tập trung tại Cồn Am Sơn Lộc để tế tổ, còn Cát Văn cử đại biểu sang tham dự.

* * *

Sau ngày tế tổ đầu tiên ở Cát Văn, toàn thể họp hội nghị gồm 42 vị:
- Đô Lương: 5 vị
- Văn Tràng: 16 vị
- Cát Văn: 21 vị
Sau khi giới thiệu:
    Chủ tọa: Ông Tuyên
    Thư ký: Ông Giang
    Thuyết trình: Ông Châu

Cuộc họp bắt đầu thảo luận mọi vấn đề và đều thống nhất: Kể từ ngày 16 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ sẽ tế tổ tại Cát Văn, họ lấy tên là:

HỌ NGUYỄN SỸ TỘC CÁT – ĐÔ – VĂN.

Bầu ban gia tộc Cát – Đô – Văn gồm:
- Trưởng ban: ông Tuyên
- Phó ban: ông Liễn
- Phó ban kiêm gia phả: ông Minh Châu
- Ban viên Cát Văn: ông Thu, ông Trực
- Ban viên Đô Lương: ông Giáp, ông Thanh
- Ban viên Văn Tràng: ông Vy, ông Vinh

* * *

Để thực hiện lời tiền nhân đã dặn:

Cấm nên cây tốt miếu đài anh linh.

Ban gia tộc liền vào Bài Sơn liên hệ cùng bác Nguyễn Sỹ Niệm, hậu duệ của chi họ Đô Lương tìm một số cây thông về trồng. Bác Niệm và con cháu đã xung phong mang ra 50 cây để trồng. Hiện nay còn lại chừng mươi lăm cây.

Vì mộ tổ xung quanh trống trải nên trâu bò vào phá phách và trẻ em vào bẻ cây. Để bảo vệ tổ mộ và cây cối đã trồng, ba chi Cát Văn, Đô Lương và Văn Tràng thảo luận và nhất trí xây vòng xung quanh theo giới cận bốn bia. Vì công trình quá tốn kém nên chỉ xây xong được phần móng và cao thêm chừng 1m.

Kế hoạch sẽ xây tiếp, nhưng gặp lúc các chi, các đại tôn, các phái đều xây dựng nhà thờ, mồ mả nên đành phải gác lại việc xây thêm. Sau đó các bác hưu trí ở ở Hà Nội hậu duệ của chi họ Đô Lương về hành hương thấy cảnh mộ tổ cồn Am Sơn lộc:

Trai già, thông yếu thơ thớt mọc
Móng lở, tường xiêu loang lổ xây

Nên đã cùng nhau xung phong được 2.400.000 gửi về và giao cho Ban mới là bác An, anh Xuân và bác Vinh xây mặt trước gồm: Tắc môn, cột quyết, tường bao vào năm 1990. Việc đề ra xây dựng phần còn lại, vì nhiều lý do nên chưa thực hiện được.

Năm 2003 họ đại tôn Cát Văn hoàn thành xây dựng xong Thượng đường, hai họ Đô Lương và Văn Tràng được bình bầu là họ văn hóa cấp huyện.

Trước những sự kiện lịch sử đó, con cháu ba đại tôn trong họ Nguyễn Sỹ Cát – Đô – Văn đã họp bàn và tiếp tục xây dựng phần còn dở dang và đã hoàn thành vào ngày 28 tháng 11 năm Quý Mùi (21 tháng 12 năm 2003).

Tự hào thay tổ mộ Cồn Am.
Cồn Am sơn hùng vĩ nguy nga
Tổ mộ Nguyễn Sỹ của chúng ta
Rồng uốn khúc xung quanh bay lượn
Hổ vươn mình trước mặt nằm chầu
Cao sơn sinh giòng giống đông đúc
Thâm thủy nên con cháu trùng khai
Mạch đất tô bồi nên phú quý
Con cháu ba chi đều vinh hoa.

Minh Châu.

Nhờ hồng phúc của tiên tổ, nhờ mạch đất Cồn Am tô bồi, nhờ công đức phúc ấm tiên tổ cao như núi, dài như sông. Kế thừa tâm linh tiên tổ lưu lại, các bậc tiền bối chúng ta, có người đem tài năng ra giúp nước, giúp đời, có người theo đời nghiên bút, có người chăm bè thao lược, có người cần cù nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp chuyên chú làm ăn, có bậc niên cao tuổi thọ lên hàng kỳ lão.

Trong thời đại kháng chiến, con cháu trong họ chúng ta cũng như toàn thể các họ khác trong nước cùng nhau tiến bước anh dũng tỏa đi khắp muôn phương, công tác trong mọi ngành, mọi mặt, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, người công nhân, người nông dân, người tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, giáo viên các cấp, ai nấy đều chăm chỉ làm ăn, ngày càng tiến bộ, hy sinh để giúp dân, giúp nước lợi nhà.

Ngày nay trong thời kỳ đổi mới kiến thiết và xây dựng, con cháu trong dòng họ chúng ta đã thực hành đoàn kết, đại đoàn kết để nghiêm chỉnh thi hành đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ ban hành.

Trong lĩnh vực văn hóa, phần đông con cháu đã cùng nhau cố gắng, học hành thi đậu vào Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học sinh tiến tiến, học sinh giỏi các cấp Huyện, Tỉnh…

Trong lĩnh vực xã hội đã đẩy xa các tị nạn xã hội, cờ bạc, trộm cắp.

Trong lĩnh vực quân sự con cháu chúng ta đã sẵn sàng nhập ngũ khi trên kêu gọi, đã phục tùng và sẵn sàng làm nghĩa vụ ở hải đảo, miền biên giới và tích cực trong mọi phong trào.

Trong lĩnh vực nông nghiệp đã sẵn sàng áp dụng phương pháp mới trong canh tác, trong chăn nuôi để đạt kết quả cao.

Trong lĩnh vực kinh doanh, đa số đã làm gương trong công tác xây dựng nghành nghề, buôn bán để đạt kết quả ích nước, lợi nhà.

Nói tóm lại con cháu trong dòng họ chúng ta đã nêu cao tinh thần và làm tròn nhiệm vụ người công dân đất nước và người tộc viên của dòng họ, trong mọi lĩnh vực mà cấp trên đã đề ra và luôn thực hiện đoàn kết, đại đoàn kết.

Vì vậy trong đợt bình bầu dòng họ văn hóa hàng năm vừa qua đại tôn thị trấn Đô Lương và đại tôn Văn Sơn trong Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn đã được bình bầu là họ văn hóa cấp Huyện và cấp bằng khen lưu niệm báo công cùng tiên tổ. Đây là một phần thưởng rất cao quý, là một vinh dự to lớn cho dòng họ Nguyễn Sỹ tộc chúng ta.

Vậy cho nên toàn thể con cháu chúng ta phải luôn giữ mối đoàn kết keo sơn và cùng nhau động viên thi hành mọi chính sách của Đảng và Chính phủ và tích cực đổi mới theo kịp mọi phong trào để xứng đáng với bằng văn hóa cấp Huyện mà trên đã ban khen và xứng đáng với chữ Sỹ mà tổ tiên chúng ta đã lấy làm chữ lót để động viên con cháu hậu thế.

Nói về lĩnh vực kiến thiết xây dựng, ba đại tôn Cát Ngạn, thị trấn Đô Lương, Văn Tràng đều đã hoàn thành xây dựng Thượng đường, Hạ đường khang trang đẹp đẽ. Trong mộ đài Cồn Am tiếp sau sự xung phong tiền sành của các bác hưu trí ở Hà Nội, hai đại tôn thị trấn Đô Lương và Văn Tràng đã cùng nhau xây dựng bờ bao xung quanh còn giang dở và đã hoàn thành xây dựng vào ngày 21 tháng 12 năm 2003.

Vậy cho nên dù đi đâu, ở đâu, trăm ngàn sự việc đều nhờ phúc ấm cao dày của tiên tổ đã phù hộ độ trì. Lá rơi về cội, con cháu đều phải hướng về tiên tổ.

Cây có gốc mới sinh cành sinh ngọn
Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu
Chúng ta tâm niệm vì đâu có mình
Phụng thờ tiên tổ ơn sâu phải làm.

Qua biến thiên xã hội, việc cáo tế tại mộ tổ Cồn Am phải ưu tiên nhường cho trường kỳ kháng chiến tất thắng, nay hòa bình đã lập lại, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, việc cáo tế tại đuồi Tứ Linh mộ tổ Cồn Am Sơn Lộc theo đà tiến hóa của đất nước và lời di huấn của các bậc tiền nhân, đã phục hồi lễ cáo tế vào sáng ngày 15 tháng Giêng hàng năm.

* * *

TỔ MỘ TỨ LINH CỒN AM SƠN LỘC


Nói đến đuồi Tứ Linh Cồn Am Sơn lộc, nơi an giấc ngàn thu của Đức tổ khảo Nguyễn Uyên và tổ tỷ Hồ Thị Chiêu, sao hậu thế Nguyễn Sỹ Cát – Đô – Văn chúng ta sao bỏ quên được Cồn Án Sơn Cửa Điện, nơi xa xưa hàng trăm năm về trước là đền thờ Thượng thương Đẳng thần Cao Sơn, thượng điện, hạ điện nguy nga tráng lệ.
Ngó xuống Thủy minh đường Bàu Vua, màu hoa đỏ, màu lá xanh, trùng trùng điệp điệp bát ngát mặt hồ, hương sen thơm ngào ngạt một vùng.

Nhưng sau biến thiên, đánh Pháp, đuổi Mỹ, thực hành cải cách đổi mới, Đền Cửa Điện nguy nga, Bàu Vua sen bát ngát đã đi vào huyền thoại, họa chăng ngày nay chỉ còn tồn tại lờ mờ trong tâm trí của các bậc cao niên mà thôi.

Nhưng trên đất Tứ Linh Cồn Am Sơn Lộc, mộ tổ của Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn, tuy sau biến thiên xã hội, rừng trai trên mộ bị chặt phá, chỉ còn lại 4 cây cành xơ lá xác, đất mộ bị nhân dân xung quanh khai phá trồng sắn, trồng khoai tận gần bia ký.

Nhưng nhờ hồng phúc tiên tổ, nhờ tinh thần tri ân của con cháu ba đại tôn Cát – Đô – Văn, nhất là con cháu đại tôn Văn Tràng khởi xướng và một lòng vì tiên tổ và đều tâm niệm “Mộc hựu bản. Thủy hựu nguyên – Cây có gốc, nước có nguồn” đã làm bia đá làm giới cận xung quanh.

Xong cùng 2 đại tôn anh là Cát Ngạn và Đô Lương xây mộ đài và tường bao xung quanh, trồng thêm cây cối và các bác hưu trí ở đại tôn Đô Lương ở Hà Nội xung phong xây tường hoa, cột quyết, cửa vào ra, tắc môn phía trước.

Hằng năm vào 8 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng, con cháu ba đại tôn trước lúc tế tổ đại tôn mình, vào mộ tổ Cồn Am Sơn Lộc để làm lễ cáo tế, khai quang tảo mộ để thần quan, Linh thần, Linh địa Tứ Linh Cồn Am phù hộ độ trì cho tổ mộ trường lưu an lạc, con cháu an khang, thịnh đạt và thực hiện lời tiền nhân lưu lại: “Cắm nên cây tốt, miếu đài anh linh”.

Xưa và nay vẫn cùng chung một suy nghĩ và cùng chung quan điểm. Nhất là ngày nay nhờ công nghệ thông tin phát triển cao siêu, nhờ máy ghi âm điện tử và qua bộ máy sinh học tinh vi là con người, sự tiếp xúc của người cõi dương với người cõi âm đã nhiều phần sáng tỏ, nghĩa là tổ tiên, can cố, ông bà, cha mẹ ở âm giới vẫn luôn luôn bên cạnh con cháu để bảo vệ và phù hộ độ trì.

Trái lại việc từ lâu nay có nhiều người nghĩ rằng chết là hết, thể xác biến thành đất bụi, còn linh hồn là ảo tưởng, huyền hoặc, là quan điểm của người chưa thấu rõ và chưa nghiên cứu khoa học công nghệ và tin học ứng dụng.

Tổ tiên, can cố, ông bà, cha mẹ sau khi về cõi thọ, mặc dầu phần xác đã chôn sâu vào lòng đất về nơi chín suối, nhưng linh hồn năng lượng vô hình vẫn phảng phất chung quanh vùng mộ và luôn luôn bên cạnh chúng ta, ở gia đình ta, ở nhà thờ, ở từ đường lớn nhỏ.

Chúng ta là hậu duệ, là con cái của tổ tiên, can cố, ông bà, cha mẹ đều mang trong thân thể, kẻ ít người nhiều, năng lượng của tiền nhân. Vậy cho nên khi năng lượng phần dương gặp năng lượng phần âm, hai năng lượng sẽ hòa quyện cùng nhau và làm giàu cho nhau.

Khi thâm tâm chúng ta và giác quan thứ 6 của chúng ta nghĩ tới và phát triển cao độ, Đức tâm và Tâm linh trong sáng vào tiên tổ, can cố, ông bà, cha mẹ ở cõi thế giới vô hình, đại não, tiểu não, các huyệt đạo trong cơ thể con người bị kích thích và tiếp thu năng lượng phần âm.

Khi hai năng lượng âm dương cùng nhau hòa quyện, tức là lúc chúng ta được âm phù dương trợ, con người sẽ mang tâm linh sáng suốt và được phúc đáo tâm linh.

Luật âm dương tương đồng hòa quyện vậy cho nên tổ tiên ta xa xưa, khi buộc phải bỏ quê hương ở Gia Miêu , Tống Sơn, Thanh Hóa đi tị nạn vào An Tứ thôn, Diêm Tràng xã, Anh Đô phủ, trong khi đi tị nạn, đường ngái xa xôi, gặp nhiều gian nan khổ ải, vất vả, nhưng vẫn một lòng một dạ, ba anh em tiền tổ Nguyễn Cường, Nguyễn Vọng, Nguyễn Lâu mang theo hài cốt song thân Nguyễn Uyên và Hồ Thị Chiêu vào song táng tại đuồi Tứ Linh Cồn Am Sơn Lộc.

Qua nhiều biến thiên xã hội nhưng con cháu Cát – Đô – Văn vẫn cùng nhau duy trì, sửa sang phần mộ tổ Cồn Am và đúng sáng ngày 15 tháng Giêng, kẻ ở gần, người đi xa về trước lúc dự lễ tế tổ ngày Thượng nguyên ở chính đường đại tôn, đã cùng nhau vào phần mộ Tứ Linh Cồn Am để làm lễ khai quang tảo mộ và cáo tế Thần quan, Thần linh, Linh địa Cồn Am để mong cho phần mộ an bình, trường lưu mãi mãi, để con cháu ba đại tôn trong Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn trịnh trọng chắp tay dâng nén hương thơm, cúi đầu tưởng niệm để thức tỉnh giác quan thứ 6, tiếp thu linh khí và năng lượng từ linh địa phần mộ tổ Cồn Am phát sinh và phảng phất ban cho và xứng danh với chữ Sỹ mà tâm linh tiên tổ chúng ta đã mong ước khi chọn chữ Sỹ làm chữ lót cho dòng họ chúng ta.

Nói tóm lại, con cháu trong dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta đã nêu cao tinh thần và làm tròn nhiệm vụ người công dân của đất nước và người tộc viên của dòng họ, trong mọi lĩnh vực mà Nhà nước và Đảng đã đề ra và luôn luôn thực hiện đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Vậy cho nên, dù đi đâu, ở đâu, hậu duệ Nguyễn Sỹ Cát – Đô – Văn cần tâm nguyện rằng:

Con cháu thịnh vượng lâu dài
Ngàn năm phúc ấm ơn nhờ tổ tiên

Hằng năm đúng ngày Rằm tháng Giêng, lễ Thượng nguyên, trước lúc dâng hương tế tổ chính đường đại tôn, vào đuồi Tứ Linh Cồn Am Sơn Lộc dự lễ cáo tế khai quang tảo mộ Đức tổ khảo tỷ và Thần linh, Linh địa mộ phần, để mộ phần Đức tổ khảo tỷ trường lưu an lạc mãi mãi để con cháu hậu duệ người ở gần, người phương xa về chắp tay dâng nén hương thơm vái lạy trước mộ đài, để làn khói hương dương thế hòa lẫn cùng làn khói hương cáo tế khai quang tảo mộ đượm mùi linh khí năng lượng linh địa âm phần Đức tổ khảo tỷ phảng phất tỏa bay. Âm phù dương trợ, phù hộ độ trì toàn tộc Nguyễn Sỹ Cát – Đô – Văn:

Phúc  - Lộc - Thọ đáo tâm linh
Đức – Tài – Phú – Lợi triền miên
Tứ thời vô ách chi ưu
Bát tiết thái hòa chi lạc

Và hậu thế nối tiếp đã thực hiện lời tiền nhân lưu lại:

Rừng cây xanh tốt một màu
Khói hương nghi ngút tỏa mù đài cao.

 

Trước lúc hoàn thành sự nghiệp ghi chép, sưu tầm, bổ sung, tôi xin thay mặt ban gia tộc, ban phổ ký, ban lễ nghi mộ đài kính chúc các bác, các chú, các anh, các chị và các cháu trong Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn Trường thọ - An khang – Thịnh đạt.

                                                            

Canh Dần – 2010
Người chấp bút

Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu

Tiểu tôn Yên Sơn – Đại tôn Văn Tràng trong Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô - Văn

* * * 

LỜI KẾT

Mộc hựu bản thủy hựu nguyên
Lá rơi về cội thiên nhiên an bà
i

Vậy cho nên con cháu hậu thế chúng ta trong dòng họ Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn phải luôn luôn giữ mối đoàn kết keo sơn và cùng nhau động viên thi hành mọi chính sách của Đảng và Nhà nước và tích cực đổi mới theo kịp mọi phong trào để xứng đáng với bằng văn hóa cấp Huyện mà trên đã ban khen và xứng đáng với chữ Sỹ mà tổ tiên chúng ta đã lấy làm chữ lót để động viên con cháu hậu thế.

Vậy cho nên dù đi đâu, ở đâu, trăm ngàn sự việc đều nhờ phúc ấm cao dày của tiên tổ đã phù hộ độ trì. Lá rơi về cội. Con cháu đều phải hướng về tiên tổ.

Cây có gốc mới sinh cành, sinh ngọn
Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu
Chúng ta tâm niệm vì đâu có mình
Phụng thờ tiên tổ ơn sâu phải làm

Việc nào thiếu sót chưa rõ cội nguồn Kính mong hậu sinh sẵn sàng bổ sung.
Sau khi hoàn thành ghi chép, sưu tầm, bổ sung, thay mặt Hội đồng gia tộc, các vị cao niên, các bậc cha chú, nhắc nhở, kêu gọi hậu thế các cháu thanh niên, thiếu niên và các thế hệ sinh sau phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp gia tộc ra sức tu trí, tu đức, tu tâm, luôn luôn làm điều thiện, cần phải trau dồi lẽ sống: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Trung thực, Tận tụy, Thân ái, Thủy chung. Đoàn kết một lòng một dạ, phấn đấu làm rạng danh công đức tiên tổ, xây dựng dòng họ Nguyễn Sỹ Cát – Đô – Văn phồn vinh, phát triển, nâng cao mọi mặt.

Thay mặt ban phổ ký gồm:
- Trưởng ban: ông Nguyễn Sỹ Liễn – Cát Văn
- Cố phó ban: ông Nguyễn Sỹ Tuyên – Đô Lương
- Tân phó ban: ông Nguyễn Sỹ An – Đô Lương
- Phó ban kiêm chấp bút: ông Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu, tiểu tôn Yên Sơn – Đại tôn Văn Tràng trong Nguyễn Sỹ tộc Cát – Đô – Văn

Canh Dần (2010).

Một số thông tin về ông Nguyễn Sỹ Tám tức Minh Châu:

Ông sinh năm 1921 (Tân Dậu).

Tiền tòng Tân học. Tốt nghiệp kỹ thuật viên Nguyên vật liệu, cơ khí và máy móc Sở hỏa xa Đông Dương (Cours technique des objects, matieres, mécanique et machine outil).

Tham gia kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ phụ trách Bình dân học vụ, Tổ trưởng Bổ túc văn hóa, Chuyển nhân viên Kim khí hóa chất.

Thưởng thụ: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba, Bằng khen của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa vì thành tích đã có công đóng góp trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc chống Pháp.

Ảnh: Ông Nguyễn Sỹ Tám (tức Minh Châu), ảnh được chụp ngày 03/03/2015 (13/giêng/Ất Mùi) tại nhà riêng của ông.



 


* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Khu mộ Thủy Tổ tại Cồn Am

* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Nhà thờ Đại tôn Cát - Đô - Văn



* Thông tin mới cập nhật (* New)

* Hướng dẫn xét Dòng họ Văn hóa của huyện Thanh Chương

* Thông báo tìm nhánh họ ông Nguyễn Sỹ Hiều (Phiêu) thuộc chi Cát Văn ở vùng huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

* Thư khuyến hiếu kêu gọi quyên góp để tôn tạo khu mộ Thủy Tổ

* Thông báo về lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am ngày 15 tháng giêng hàng năm

Danh sách tất cả các thông báo...


* Tìm thấy phần mộ của ông Tổ chi Cát Văn (20/4/2015)

* Quá trình tôn tạo khu mộ Tổ từ sau năm 1945 đến năm 2003 (Trích trong gia phả Đại tôn)

* Hoàn thành việc lát gạch, sơn tường và một số hạng mục khác của nhà thượng đường nhà thờ Đại tôn (12/2014).

* Hội đồng gia tộc chi Cát Văn họp bàn triển khai các công việc: chăm sóc nhà thờ, làm hồ sơ đề nghị huyện Thanh Chương xét dòng họ văn hóa và biên soạn gia phả của chi (08/9/2014).

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 4 - tháng 5 năm 2014

* Triển khai các công việc tôn tạo khu mộ Tổ - tháng 5 năm 2014

* Nội dung và kết quả cuộc họp Hội đồng gia tộc Đại Tôn ngày 3/4/2014

* Hoàn thành xây dựng mái tôn sân nhà thờ Đại Tôn

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 3

* Quá trình họp bàn (từ năm 2009 - 2010) để triển khai tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ

Danh sách tất cả các tin tức...


* Lễ tế Tổ Đại tôn ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi (06/3/2015)

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am Sơn Lộc ngày 15 tháng Giêng năm Ất Mùi (05/3/2015)

* Lễ tế bà Tổ Cô ngày 15 tháng 2 năm Canh Dần 2010

* Lễ tế Thủy Tổ 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Lễ tảo mộ Tổ 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 11 năm 2013

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 7 năm 2013

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Thủy tổ Rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013

* Hình ảnh khu mộ Thủy tổ tháng 12 năm 2010

Danh sách tất cả các tin tức...


* Bài viết “Vài nét về văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An” của ông Nguyễn Sỹ Cẩn – Nguyên giảng viên Trường Đại học sư phạm Vinh

* Thông báo cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Báo cáo của Ban liên lạc họ Nguyễn Sỹ tại cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Lời khai mạc cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 của các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Các danh nhân của dòng họ Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Địa chỉ các chi họ Nguyễn Sỹ (Trích Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000

* Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ nhất các dòng họ Nguyễn Sỹ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, 13/9/1997

* Sắc phong của vua Lê Hiển Tông ban cho ông tổ Nguyễn Sỹ Cường

* Bài viết “Về khu di tích nhà Nguyễn ở Gia Miêu Thanh Hóa” của nhà văn, nhà sử học, nhà báo Nguyễn Đắc Xuân

Danh sách tất cả các tư liệu...


* Câu đối của ông Nguyễn Sỹ Cẩn

* Bài viết "Thơ về mùa Xuân và thiếu nữ" của ông Nguyễn Sỹ Cẩn.

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Ngoãn

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Tiu

Danh sách tất cả các bài...