“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”

Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ nhất các dòng họ Nguyễn Sỹ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, 13/9/1997
Ngày đăng:(10/07/2014)
Thể theo nguyện vọng thiết tha của con cháu các dòng họ Nguyễn Sỹ là mong muốn tìm được cội nguồn dòng họ tiên tổ và anh em, ngày 13 tháng 9 năm 1997 các dòng họ Nguyễn Sỹ ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (10 dòng họ) đã tổ chức cuộc họp tại nhà thờ họ Nguyễn Sỹ ở khối Xuân Tiến – phường Hưng Dũng – thành phố Vinh. Sau đây là nội dung báo cáo của cuộc họp này:

Thưa các bác, các chú và các cháu thân mến!

Được sự ủy nhiệm của các dòng họ Nguyễn Sỹ và sau khi nắm được những tư liệu, tài liệu, gia phả của các dòng họ Nguyễn Sỹ gửi về, chúng tôi đã tổng hợp sơ bộ và hôm nay xin báo cáo tại cuộc gặp gỡ của các đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ.

Báo cáo gồm 4 phần:
1) Những điểm khái quát chung.
2) Nguồn gốc các dòng họ Nguyễn Sỹ.
3) So sánh các thế hệ con cháu trong các dòng họ.
4) Những điểm đặc trưng của các dòng họ Nguyễn Sỹ.

I. Những điểm khái quát chung

Họ Nguyễn Sỹ là một họ đã có từ lâu. Vị tổ đầu tiên có thể từ đời nhà Lý hoặc Tiền Lê. Từ đời nhà Trần đã xuất hiện ông Nguyễn Sỹ Cố một trong hai nhà văn lớn của nước ta, giỏi về chữ nôm, cũng gọi là vị thủy tổ chữ nôm. Đời vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278) ông Nguyễn Sỹ Cố làm quan “Thiên chương các học sỹ”, đến đời vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) ông là Hàn lâm viện thị độc học sỹ”, ông Nguyễn Sỹ Nguyên quê tỉnh Hà Bắc, đỗ Hoàng Giáp (cao hơn tiến sỹ) khoa Mậu Tuất năm 1478.
Vì vậy vị tổ đầu tiên của họ Nguyễn Sỹ có thể đã cách đây trên dưới 800 năm.
Họ Nguyễn Sỹ là một họ lớn. Từ vị tổ chung thời xa xưa, sau bao nhiêu thế hệ nối tiếp nay đã phát triển thành nhiều dòng họ trên nhiều vùng, nhiều địa phương. Chúng tôi chưa nắm được nhiều, mới biết rằng ở Sơn Tây có dòng họ Nguyễn Sỹ 400 hộ gia đình. Riêng 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, chỉ kể những nơi đã biết thì có các dòng họ dưới đây:

1) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An 200 hộ
2) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An 180 hộ
3) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Long Thành, Yên Thành, Nghệ An 100 hộ
4) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Nghị Thiết, huyện Nghi Lộc
5) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
6) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Cát Ngạn, Thanh Chương, Nghệ An 46 hộ, 107 đinh.
7) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Liên Sơn, Đô Lương 127 hộ.
8) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Yên Sơn, Văn Sơn nay hợp nhất vào thị trấn Đô Lương, Nghệ An 450 hộ 536 đinh tại địa phương.
9) Dòng họ Nguyễn Sỹ - phường Hưng Dũng, thành phố Vinh 130 hộ, 300 đinh, 600 nhân khẩu.
10) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Thanh Lương, Thanh Chương 900 đinh, 8000 nhân khẩu, nơi có danh nhân cách mạng 1930 – 1931 liệt sỹ Nguyễn Sỹ Sách.
11) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh 114 hộ, 220 đinh.
12) Dòng họ Nguyễn Sỹ thứ 2 cũng xã Phú Lộc,Can Lộc, Hà Tĩnh.
13) Dòng họ Nguyễn Sỹ ở thị trấn Cày, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
14) Dòng họ Nguyễn Sỹ xã Hùng Tiến, Nam Đàn, 70 hộ, 120 đinh.

Ngoài ra còn có dòng họ Nguyễn Sỹ ở xã Thanh Mai, Thanh Chương, ở Huyện Đức Thọ và 1 số nơi khác trong 3 tỉnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chưa có liên lạc.

Ngày nay, con cháu các dòng họ Nguyễn Sỹ lan tỏa đi nơi định cư mới, tương lai ở đó sẽ hình thành những chi phái, nhưng dòng họ mới.

II. Nguồn gốc dòng họ Nguyễn Sỹ

Tổ tiên nhiều dòng họ có để lại cho con cháu gia phả của họ mình. Tiếc thay vì quá lâu ngày, điều kiện bảo quản không tốt, nên hầu như nhiều dòng họ hiện nay không còn gia phả gốc nữa, số mất mát hư hỏng, mất mát hoặc mục nát từng phần. Một số dòng họ có dịch ra chữ quốc ngữ, viết bản phó ý, không ít dòng họ lần theo truyền thuyết mà biết vậy. Thật ra đến thời điểm hiện tại, nói chung các dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta chưa khẳng định được nguồn gốc của mình một cách chính xác.
- Dòng họ ở Tượng Văn, Nông Cống, Thanh Hóa cho rằng gốc tích từ Hưng Dũng – TP. Vinh
- Các dòng họ ở Cát Ngạn, Liên Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Đô Lương nói gốc ở Gia Miêu – Tống Sơn – Thanh Hóa. Chúng ta đã đến nơi này nghiên cứu thì không có địa danh làng xã chỉ có một cái cầu nhỏ tên là cầu Gia Miêu mà thôi.
- Dòng họ ở Thanh Lương – Thanh Chương nói là gốc ở Thọ Hạc – Đông Sơn – Thanh Hóa.
- Dòng họ ở Hưng Dũng có truyền thuyết từ ngoài Bắc vào.
- Dòng họ ở Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh nghĩ rằng gốc ở vùng chợ Bồ - Hưng Dũng ngày nay.
- Dòng họ ở Nam Thành, Nhân Thành, Long Thành, huyện Yên Thành nghĩ rằng gốc ở Nghi Lộc…v.v…

Tất cả những thông tin đó chúng ta đều trân trọng, để tiếp tục sưu tầm tra cứu xác minh rõ ràng.

Theo những thông tin, tư liệu chúng tôi nắm được sơ bộ về nguồn gốc dòng họ Nguyễn Sỹ, xin được bày tỏ để chúng ta xem xét:
Dân tộc Việt Nam từ thời cổ đại tập trung ở phía Bắc, qua những biến cố lịch sử, sự tranh chấp giữa các thế lực và nạn ngoại xâm phương Bắc, đã tan xuống đồng bằng Bắc Bộ và đi dần vào miền trong, vào Ái Châu (Thanh Hóa), vào đất Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) làm ăn sinh sống. Trong dòng người đó có các vị tổ tiền nhân của dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta. Sinh sống tại những nơi này, sinh con đẻ cái đời này tiếp đời khác phát triển thành dòng họ cụ thể. Cho nên chúng ta có thể tin rằng gốc tích của dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta là ở một địa phương ngoài Bắc. Các dòng họ khác có thể cũng như thế. (Vài chục năm gần đây có một luận thuyết bổ sung, dân tộc Việt Nam phát triển từ phía Bắc vào đồng thời cũng có một bộ phận đi từ dười lên, đó là Nam Bộ ngày nay)

Một điều nữa bổ sung vào nhận định nguồn gốc dòng họ Nguyễn Sỹ là ở Bắc Bộ, đó là: Trong những vị tiền nhân họ Nguyễn Sỹ có chức tước, có học vị cao phần đông thuộc các tỉnh ngoài Bắc, trong các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ít hơn về số lượng và đỗ đạt sau hàng trăm năm so với một số vị ở ngoài Bắc. Như ông Nguyễn Sỹ Nguyên quê ở xã Ông Mạc – huyện Đông Ngạn nay là xã Hương Mạc – huyện Tiên Sơn – Hà Bắc, 26 tuổi đỗ Hoàng Giáp (trên Tiến sĩ) khoa Mậu Tuất (1478) đời vua Lê Thánh Tông, làm quan “Thượng Bảo tự Khanh lục cấp sự trung”. Ở Nghệ An có 4 tiến sỹ đỗ vào thế kỷ 17, 18, 19 sau 300 – 400 năm so với ông Nguyễn Sỹ Nguyên. Quá trình từ Bắc chuyển vào dừng lại Thanh Hóa sinh sống, một thời gian nào đó chính các vị này hoặc con cháu của các vị chuyển vào Nghệ An, cho nên các dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương, Cát Văn, Đô Lương nói rằng gốc tích dòng họ từ Thanh Hóa vào cũng có thể đúng với góc độ này và từ những nơi đây, con cháu các vị lại di chuyển đến nơi mới như Can Lộc, Thạch Hà, Nghi Thiết, Yên Thành … Vì vậy các dòng họ Nguyễn Sỹ nơi này nói gốc từ chợ Bồ, Hưng Dũng, Nghi Lộc có cơ sở của nó.

Hưng Dũng bây giờ thuộc thành phố Vinh, Triều vua Thiệu Trị (1842-1847) Hưng Dũng lúc đó là xã Dũng Quyết bao gồm 6 xã phường của thành phố Vinh hiện nay. Vua Tự Đức năm thứ 4 (1851) đổi xã Dũng Quyết thành xã Yên Dũng, vua Tự Đức năm thứ 8 (1855) chia xã Yên Dũng thành 2 xã Yên Dũng hạ và Yên Dũng thượng. Yên Dũng thượng trước đây nay lại chia thành 3 phường mới và Hưng Dũng là gốc chính. Thời ấy Hưng Dũng thuộc huyện Chân Lộc, sau đổi là Nghi Lộc, thời vua Bảo Đại trước năm 1940 chuyển về Hưng Nguyên, sau kháng chiến chống Pháp nhập vào thành phố Vinh.

Một dòng họ Nguyễn Sỹ ở Yên Thành nói rằng gốc ở Nghi Lộc, chính là Chân Lộc hồi ấy trong đó có Hưng Dũng bây giờ - cũng có thể gốc ở Hưng Dũng.
Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Phú Lộc –Can Lộc cho rằng gốc tích ở chợ Bồ. Hưng Dũng gần chợ Bồ, đền Bồ, cho nên rất có thể đó là dòng họ Nguyễn Sỹ Hưng Dũng.

Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Tượng Văn – Nông Cống suy nghĩ gốc ở Hưng Dũng vì có những điểm trùng hợp, những đặc điểm na ná giống nhau, nhất là dòng họ ở Tượng Văn thờ 2 vị tổ bà đời 12 không có tổ ông, trong lúc cũng thuộc đời ấy dòng họ ở Hưng Dũng thờ 2 vị tổ ông mà không có tổ bà.

Chúng ta quan tâm đến tất cả các ý kiến ấy của các dòng họ Nguyễn Sỹ, phải thực sự cầu thị, rất khách quan để lần tìm chính xác nguồn gốc từng dòng họ.

III. Chiều dài các thế hệ các dòng họ Nguyễn Sỹ

Các dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta có từ lâu. Nếu như bình quân mỗi đời tính 30 – 35 năm thì các dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã có tuổi 400 năm trở lên.
- Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng đã 23 đời, lúc viết gia phả là 18 đời, từ người viết gia phả đến lớp con cháu hiện nay là 5 đời. Do đó từ vị tổ đầu tiên đến bậc hậu duệ hiện tại là 23 đời.
- Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Cát Ngạn (Thanh Chương), Liên Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn (Đô Lương), ông tổ chung là Phượng quận công đến 3 vị tổ đứng đầu 3 dòng họ Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Sỹ Vọng, Nguyễn Sỹ Lâu là 4 đời và mỗi dòng họ có thêm 12 đời kế tiếp, tất cả có 16 đời.
- Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương, Thanh Chương có 14 đời.
- Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Phú Lộc, Can Lộc có 13 đời.
- Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Tượng Văn, Nông Cống có 13 đời.

Nhiều đời nhất là dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng, thành phố Vinh, có khả năng đã 500 – 600 năm trở lên và cũng từ đó mà nghĩ rằng dòng họ Nguyễn Sỹ ở Phú Lộc - Can Lộc, Tượng Văn – Nông Cống, Nghi Thiết, ở Yên Thành như Nam Thành, Nhân Thành, Long Thành..v..v.. có thể gốc tích ở Hưng Dũng - TP Vinh như gia phả hoặc truyền thuyết của các dòng họ này để lại. Các vị tiền nhân họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng xa xưa đến cư trú những nơi này, qua nhiều thế hệ phát triển thành những dòng họ đó. Cũng vì thế mà chúng ta suy đoán ra dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng nhiều đời nhất nhưng số lượng con cháu không nhiều lắm là vì có sự phân tán đến địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Nếu những phân tích này xem chừng có lý thì có thể dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng là anh em gần hơn trong một số dòng họ, không nói của tất cả dòng họ Nguyễn Sỹ. Xới xắm như vậy, con cháu tiếp tục nghiên cứu xem xét sau này đi đến những kết luận chính xác.

IV. Những nét đặc trưng của các dòng họ Nguyễn Sỹ.


Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ càng về gia phả, lịch sử các dòng họ Nguyễn Sỹ nhưng qua trao đổi tìm hiểu sơ bộ, thấy ở các dòng họ Nguyễn Sỹ có những đặc điểm nổi bật giống nhau:

1. Là những dòng họ lớn lâu đời, có truyền thống coi trọng việc học hành, vun đắp cho tri thức văn hóa con người. Tổ tiên cha ông nhiều người học giỏi, đỗ đạt, quan văn nhiều, quan võ cũng lắm, có chức tước ở triều đình, quan võ là những tướng lĩnh cao cấp có công dẹp giặc bảo vệ non sông đất nước, dòng họ ở Hưng Dũng có vị Phấn lực tướng quân (cấp hàm như đại tướng) đánh đuổi quân Minh có đến thờ ở Quỳnh Lưu, dòng họ ở Nam Thành có ông tổ là vị tướng, dòng họ ở Đô Lương tổ tiên cũng là tướng quân..v.v.. nhiều nhà thờ họ Nguyễn Sỹ có gươm kiếm thờ phụng nghiêm trang.

Theo cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam từ năm 1075 – 1919” do Ngô Đức Thọ chủ biên, nhà xuất bản văn học 1993 thì suốt hơn 10 thế kỷ kể từ kỳ thi thứ nhất năm 1075 đến kỳ thi cuối cùng năm 1919 cả nước ta có 2898 tiến sĩ. Họ Nguyễn chiếm nhiều nhất có đến 90 người, các họ khác 5-7 người hoặc 9-10 người  như Trần, Lê, Mạc… trong họ Nguyễn thì họ Nguyễn Sỹ có 8 vị, không ít họ Nguyễn chỉ có 1-2 vị, có họ không có ai là tiến sĩ. 8 vị đó là:
- Nguyễn Sỹ Cố đời Trần Thánh Tông (1258 – 1278) làm quan “Thiên hương các học sĩ”
- Nguyễn Sỹ Nguyên quê ở Hà Bắc đỗ Hoàng Giáp (trên tiến sĩ) khoa Mậu Tuất 1478 khi ông mới 26 tuổi.
- Nguyễn Sỹ Giáo xã Mỹ Sơn, nay là Thanh Mai, Thanh Chương đỗ giải nguyên năm 27 tuổi (đầu cử nhân gọi là giải nguyên) đỗ tiến sỹ năm 1664, làm quan hàn lâm thị độc.
- Nguyễn Sỹ Lâm quê Hải Hưng đỗ tiến sĩ năm 1727.
- Nguyễn Sỹ Ấn quê ở Xuân Lâm nay là Thanh Lương, Thanh Chương đỗ cử nhân năm 1843, đỗ phó bảng năm 1844 (dưới tiến sĩ) thuộc dời vua Thiệu Trị năm thứ 3 (1844).
- Nguyễn Sỹ Phẩm xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu đỗ cử nhân năm 1867, đỗ tiến sĩ năm 1869, làm quan hàn lâm biểu tu.
- Nguyễn Sỹ Cường (ông nội chú Nguyễn Sỹ Cẩn dòng họ Đô Lương) đỗ cử nhân năm 1870 làm quan huấn đạo.
- Nguyễn Sỹ Cốc, Thanh Trì, Hà Nội đỗ tiến sỹ năm 1910.

Theo lời giới thiệu  nhà xuất bản thì cũng có vị đỗ cử nhân, tiến sĩ nhưng do một người có nhiều tên, địa danh không rõ ràng, triều đình bất hòa hoặc loạn hay chống chế triều đình nên không có tên trong các nhà khoa bảng.

Vị tổ Nguyễn Đắc Nho của dòng họ ở Hưng Dũng - TP Vinh là người học cao, có công lao xây dựng phát triển nền văn hóa, giáo dục địa phương, người không chịu ra làm quan mà ở nhà dạy học cắt thuốc, sau khi đi tu cầu nguyện phúc đức cho con cháu nhân dân. Ngài là vị thần ở địa phương, năm 1941 vua Bảo Đại truy phong sắc lần 2 tôn ngài là “Dực bảo trong hưng linh phù thần” và giao cho nhân dân thờ phụng ngài chu đáo.

Vị tổ dòng họ ở Cát Ngạn (Thanh Chương), Liên Sơn, Văn Sơn (Đô Lương) là ngài Phượng quận công quan đại thần, vị tổ dòng họ ở Thanh Lương (Thanh Chương), Nam Thành, Nhân Thành (Yên Thành), … đều là người học cao có công lớn đối với nhân dân nên triều đình phong sắc nhiều lần, đến nay vẫn giữ nguyên được một số đạo sắc từ đời Gia Long, Minh Mạng.

Bậc cha ông chúng ta ở các dòng họ Nguyễn Sỹ có nhiều người học giỏi, chữ nghĩa văn chương, làm thầy thuốc, thầy học, tiếng tăm trong vùng được nhân dân kính nể.

Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng có các ông Nguyễn Sỹ Huyến (tộc trưởng họ), Nguyễn Sỹ Tổn, Nguyễn Sỹ Mơn, Nguyễn Sỹ Hảo, Nguyễn Sỹ Thiện, Nguyễn Sỹ Ngoong, Nguyễn Sỹ Du, Nguyễn Mẫu Tài (tức ông Thong), … đều là bậc nho học thông minh làm thầy giáo, thầy thuốc có danh tiếng. Ông Nguyễn Mẫu Tài thi 3 lần không đỗ, làm bài thuê cho người khác lại đỗ cao, có người đỗ đầu bảng.

Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương có ông thi 4 lần không đỗ trong lúc ông là người có trình độ loại khá nhất.

Ở dòng họ Nguyễn Sỹ ở Cát Ngạn, Đô Lương cũng nhiều người học giỏi, cũng là thầy học, thầy thuốc như các dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng, Thanh Lương.
Bậc tổ tiên cha ông có học hành, truyền thống đó được phát huy qua nhiều thế hệ cháu con trong các dòng họ Nguyễn Sỹ. Ngày nay trong các dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta cũng có nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ như dòng họ ở Liên Sơn có 8 người, ở Thanh Lương có 4 người, nhiều cháu là kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên, đang học đại học, trên đại học cũng khá đông.

Rất khâm phục tổ tiên cha ông của các dòng họ chúng ta, đúng là bậc tiên tri đã vun đắp truyền thống học hành trong các dòng họ Nguyễn Sỹ. Thời đại ngày nay con người phải có trí thức, có học vấn, trí tuệ, mới đáp ứng được mọi nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tin rằng với truyền thống của dòng họ, con cháu các dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta sánh được với cộng đồng làm nên sự nghiệp.

2. Điểm nổi bật thứ hai là các thế hệ cha ông trong các dòng họ Nguyễn Sỹ đều là người sống có nhân ái, có nhân văn cao cả, có lương tâm đạo nghĩa, không thuộc thành phần bóc lột, không hãm hại nhân dân, tính tình cương trực, chống cường quyền tàn bạo, gần gũi hòa mình sông bình dị với nhân dân.

Hăng hái cách mạng, thời 1930 – 1931 nhiều người là đảng viên kiên cường dũng cảm. Ông Nguyễn Sỹ Sách thuộc dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương là bí thư xứ ủy Trung Kỳ đã làm việc tại nhà thờ họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng, bị tử hình trong nhà tù Lao Bảo. Ông Nguyễn Sỹ Khính thuộc dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng hiên ngang diễn thuyết kêu gọi quần chúng đấu tranh trước phủ đường huyện Hưng Nguyên bị quân thù bắn chết tại chỗ.

Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương có 10 liệt sĩ 1930 – 1931 trong tổng số 12 liệt sĩ toàn xã. Dòng họ ở Hưng Dũng có ông Nguyễn Sỹ Sính, đảng viên kiên trung 1930 – 1931, ông Nguyễn Sỹ Hóa nay đã gần 90 tuổi là thủ chỉ của họ, hoạt động cho Đảng từ thời ấy. Cả gia đình ông Nguyễn Sỹ Huyến (tộc trưởng dòng họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng) cha, mẹ, con trai, con dâu, con gái đều có công phục vụ nuôi nấng cán bộ xứ ủy, bảo vệ cơ quan xứ ủy Trung Kỳ năm 1930 – 1931 làm việc trong nhà và hiện nay là nhà thờ họ Nguyễn Sỹ Hưng Dũng.
Nhà nước đã cấp bằng có công với nước cho gia đình ông Nguyễn Sỹ Huyến, nhà thờ họ được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng 1930 – 1931 theo quyết định số 84 ngày 27/4/1990 của Bộ Văn Hóa.

Một vinh dự lớn nữa cho dòng họ chúng ta là nhà thờ họ Nguyễn Sỹ Thanh Lương, Thanh Chương đã được xếp hạng di tích lịch sử theo quyết định số 985 ngày 7/5/1997 của Bộ Văn hóa thông tin.

Như vậy chúng ta có 2 nhà thờ họ được xếp hạng di tích. Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hàng trăm con cháu chúng ta hăng hái lên đường chiến đấu, đi dân công, số ở nhà làm nhiệm vụ hậu phương, tất cả đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Dòng họ ở Tượng Văn – Nông Cống có 22 liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ, 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Dòng họ Thanh Chương có 4 liệt sỹ chống Pháp, 24 liệt sỹ chống Mỹ. Dòng họ ở Hưng Dũng có 4 liệt sỹ. Dòng họ ở Liên Sơn, Đô Lương có 10 Liệt Sỹ.

Hàng ngàn người trong các dòng họ Nguyễn Sỹ được thưởng huân chương, huy chương các loại và cao nhất là bác Nguyễn Sỹ Quế - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và bác Nguyễn Sỹ Hòa – Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND Tỉnh được thưởng huân chương độc lập.

Ngày nay con cháu các dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta hòa nhập với cộng đồng các dòng họ khác trong cả nước, với truyền thống vẻ vang của tổ tiên của dòng họ đang nỗ lực phấn đấu xây dựng cho gia đình, cho dòng họ, cho quê hương đất nước phồn vinh hạnh phúc.

Thưa các bác, các chú và các cháu thân mến.

Đã bao năm nay, chúng ta mong ước tìm về cội nguồn dòng họ. Như một sức mạnh tâm linh, tổ tiên đã dắt dẫn chúng ta đi đến cuộc gặp gỡ anh em lần này. Mừng rỡ và vui sướng quá. Tuy còn nhiều điểm chưa thỏa mãn, còn trăn trở chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ dần, những bước đầu như hôm nay gặp được nhau, biết được nhau là quý lắm. Trao đổi tọa đàm nhận được một số thông tin về dòng họ lại càng thêm quý. Rất thành công, rất tốt đẹp.

Chúng tôi cảm ơn nhiệt liệt hoan nghênh anh em chú bác các dòng họ Nguyễn Sỹ đã không quản đường sá xa xôi, khó khăn vất vả, dày công sưu tầm tài liệu về đây hội tụ, cung cấp xây dựng nội dung cuộc gặp gỡ này thành công mà ta coi như đây là đánh dấu một mốc son lịch sử cho các dòng họ Nguyễn Sỹ chúng ta.

Chúng ta không dừng lại ở đây, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm, đi đến kết luận chính xác rõ ràng. Các dòng họ chúng ta phải được củng cố thêm, phát triển về chiều sâu chất lượng. Bởi vậy, chúng tôi đề xuất mấy vấn đề mà một số dòng họ cũng có suy nghĩ đến:
- Nên lập ra một ban liên lạc chung giữa các dòng họ Nguyễn Sỹ để thông tin liên lạc với nhau khi cần thiết. Chọn nơi trung tâm làm địa điểm liên lạc, Trưởng ban cơ cấu vào nơi đó để dễ hoạt động. Mỗi dòng họ hay mỗi vùng chọn 1 đến 2 người vào Ban liên lạc này.
- Hàng năm hoặc vài năm các dòng họ Nguyễn Sỹ gặp nhau một lần có thể luân phiên đến các dòng họ nhân ngày tế họ giỗ tổ để biết thêm về nhau.
- Thu lượm nội dung cuộc gặp gỡ lần này, tìm hiểu thêm thông tin tư liệu để củng cố thêm một bước gia phả dòng họ mình. Nơi nào chưa có gia phả thì dịp này nên lập gia phả, đây là trách nhiệm của thế hệ hiện tại, không làm được sau này con cháu sẽ khó khăn hơn.
- Các dòng họ Nguyễn Sỹ chuẩn vị tiến tới thời gian sau chúng ta tỏ chức hội thảo về truyền thống văn hóa các dòng họ Nguyễn Sỹ nhằm phát huy bản chất tốt đẹp của cha ông để con cháu noi gương học tập.

                               Ngày 30 tháng 8 năm 1997
 

 Nguyễn Sỹ Duyến soạn thảo
(Hội đồng gia tộc Nguyễn Sỹ - Hưng Dũng)

Địa chỉ liên lạc với dòng họ ở Hưng Dũng
- Nguyễn Sỹ Phong (Tộc trưởng) Hưng Dũng – TP Vinh (ĐT: 841260)
- Nguyễn Sỹ Viện – Văn phong UBND tỉnh Nghệ An (ĐT: 840360)
- Nguyễn Sỹ Duyến – Hưng Dũng – TP Vinh (ĐT: 847320)


 

Các tin bài khác:
* Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000 (Ngày đăng:28/07/2014)
* Thông báo cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005 (Ngày đăng:29/07/2014)
* Các danh nhân của dòng họ Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000) (Ngày đăng:28/07/2014)
* Báo cáo của Ban liên lạc họ Nguyễn Sỹ tại cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005 (Ngày đăng:29/07/2014)
* Bài viết “Vài nét về văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An” của ông Nguyễn Sỹ Cẩn – Nguyên giảng viên Trường Đại học sư phạm Vinh (Ngày đăng:30/07/2014)
* Địa chỉ các chi họ Nguyễn Sỹ (Trích Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000) (Ngày đăng:28/07/2014)
* Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000) (Ngày đăng:28/07/2014)
* Sắc phong của vua Lê Hiển Tông ban cho ông tổ Nguyễn Sỹ Cường (Ngày đăng:10/07/2014)
* Bài viết “Về khu di tích nhà Nguyễn ở Gia Miêu Thanh Hóa” của nhà văn, nhà sử học, nhà báo Nguyễn Đắc Xuân (Ngày đăng:11/06/2014)
* Lời khai mạc cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 của các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005 (Ngày đăng:29/07/2014)

* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Khu mộ Thủy Tổ tại Cồn Am

* Sổ công đức xây dựng, tôn tạo Nhà thờ Đại tôn Cát - Đô - Văn



* Thông tin mới cập nhật (* New)

* Hướng dẫn xét Dòng họ Văn hóa của huyện Thanh Chương

* Thông báo tìm nhánh họ ông Nguyễn Sỹ Hiều (Phiêu) thuộc chi Cát Văn ở vùng huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

* Thư khuyến hiếu kêu gọi quyên góp để tôn tạo khu mộ Thủy Tổ

* Thông báo về lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am ngày 15 tháng giêng hàng năm

Danh sách tất cả các thông báo...


* Tìm thấy phần mộ của ông Tổ chi Cát Văn (20/4/2015)

* Quá trình tôn tạo khu mộ Tổ từ sau năm 1945 đến năm 2003 (Trích trong gia phả Đại tôn)

* Hoàn thành việc lát gạch, sơn tường và một số hạng mục khác của nhà thượng đường nhà thờ Đại tôn (12/2014).

* Hội đồng gia tộc chi Cát Văn họp bàn triển khai các công việc: chăm sóc nhà thờ, làm hồ sơ đề nghị huyện Thanh Chương xét dòng họ văn hóa và biên soạn gia phả của chi (08/9/2014).

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 4 - tháng 5 năm 2014

* Triển khai các công việc tôn tạo khu mộ Tổ - tháng 5 năm 2014

* Nội dung và kết quả cuộc họp Hội đồng gia tộc Đại Tôn ngày 3/4/2014

* Hoàn thành xây dựng mái tôn sân nhà thờ Đại Tôn

* Hoàn thành tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ giai đoạn 3

* Quá trình họp bàn (từ năm 2009 - 2010) để triển khai tôn tạo và xây dựng khu mộ Tổ

Danh sách tất cả các tin tức...


* Lễ tế Tổ Đại tôn ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi (06/3/2015)

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Tổ Cồn Am Sơn Lộc ngày 15 tháng Giêng năm Ất Mùi (05/3/2015)

* Lễ tế bà Tổ Cô ngày 15 tháng 2 năm Canh Dần 2010

* Lễ tế Thủy Tổ 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Lễ tảo mộ Tổ 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 11 năm 2013

* Quá trình tôn tạo khu mộ Thủy tổ - tháng 7 năm 2013

* Lễ tảo mộ tại khu mộ Thủy tổ Rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013

* Hình ảnh khu mộ Thủy tổ tháng 12 năm 2010

Danh sách tất cả các tin tức...


* Bài viết “Vài nét về văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An” của ông Nguyễn Sỹ Cẩn – Nguyên giảng viên Trường Đại học sư phạm Vinh

* Thông báo cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Báo cáo của Ban liên lạc họ Nguyễn Sỹ tại cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 đại diện các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Lời khai mạc cuộc gặp mặt, hội thảo lần thứ 3 của các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc tại Hà Nội, 09/01/2005

* Các danh nhân của dòng họ Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và Nguyễn Sỹ (Trích Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Địa chỉ các chi họ Nguyễn Sỹ (Trích Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000)

* Thông báo kết quả buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ 2 các dòng họ Nguyễn Sỹ toàn quốc, 15/4/2000

* Báo cáo tại buổi gặp mặt, hội thảo lần thứ nhất các dòng họ Nguyễn Sỹ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, 13/9/1997

* Sắc phong của vua Lê Hiển Tông ban cho ông tổ Nguyễn Sỹ Cường

* Bài viết “Về khu di tích nhà Nguyễn ở Gia Miêu Thanh Hóa” của nhà văn, nhà sử học, nhà báo Nguyễn Đắc Xuân

Danh sách tất cả các tư liệu...


* Câu đối của ông Nguyễn Sỹ Cẩn

* Bài viết "Thơ về mùa Xuân và thiếu nữ" của ông Nguyễn Sỹ Cẩn.

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Ngoãn

* Các bài thơ của ông Nguyễn Sỹ Tiu

Danh sách tất cả các bài...