1. Ông Nguyễn Sỹ Cố
2. Ông Nguyễn Sỹ Nguyên, trước ở địa phương thuộc tỉnh Hà Bắc, nay là Hương Mạc, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Tuất (1478) lúc 26 tuổi, thuộc đời Lê Hồng Đức.
3. Ông Nguyễn Sỹ Giáo ở xã My Sơn, nay là xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Đỗ tiến sĩ năm 1664, làm quan Hàn lâm thị độc.
4. Ông Nguyễn Sỹ Lâm quê ở Hải Hưng, đỗ tiến sĩ năm 1727.
5. Ông Nguyễn Sỹ Ân xã Xuân Lâm, Nam Đường, nay là xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thi Hương khoa Quý Mão (1843) Thiệu Trị năm thứ 3, đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn (1844) làm quan thị giảng.
6. Ông Nguyễn Sỹ Phẩm xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, thi Hương khoa Đinh Mão (1867) Tự Đức năm thứ 20 tại trường Nghệ An, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Tỵ (1869) làm quan Biên tu.
7. Ông Nguyễn Sỹ Cường, thôn Cẩm Ngọc, Lương Sơn sau đổi thành Anh Sơn, nay là huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, thi Hương khoa Canh Ngọ (1870), đỗ cử nhân đời vua Tự Đức thứ 23.
8. Ông Nguyễn Sỹ Cốc, Thanh Trì, Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm Canh Tuất (1910).
9. Ông Nguyễn Sỹ Duyên, Kim Châu, Quế Võ, Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) đời vua Quang Thuận, không ra làm quan.
10. Ông Nguyễn Nhân Thiếp (em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên) đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) lúc mới 15 tuổi, làm quan Thượng thư bộ lại.
11. Ông Nguyễn Nhân Bì (em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên và anh ông Nguyễn Nhân Thiếp) đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) tức giận vì không đỗ cập đệ (loại nhất, nhì, ba) nên quay về nhà, sau đó lại đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481) đời vua Hồng Đức, sung sứ sang nước Minh (Trung Quốc), rồi về làm Thượng thư bộ binh.
12. Ông Nguyễn Nhân Bồng, có tên vua ban là Xung Xác, còn có tên là Nguyễn Nhân Phùng (em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên) đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469), làm quan Hàn lâm thị độc.
13. Ông Nguyễn Nhân Dư (em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên) đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472).
14. Ông Nguyễn Nhân Đạc (em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên) đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475).
15. Ông Cung Thuận (em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên) đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496), làm quan Thượng thư bộ lại.
16. Ông Nhân Bị là con ông Nhân Trù (ông Nhân Trù là em ruột ông Nguyễn Sỹ Duyên) đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481).
17. Ông Nhân Anh đỗ tiến sĩ.
18. Ông Quân Liêu (em ruột ông Nhân Bị), gọi ông Nguyễn Sỹ Duyên là bác ruột, đỗ cử nhân, làm quan Hàn lâm viện sử.
19. Ông Bá Tần, là em ruột ông Quân Liêu, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499), làm quan Hiến sát.
20. Ông Đạo Điền con ông Nhân Bồng (tức Xung Xác), đỗ tiến sĩ khoa Bình Thìn (1496), làm quan Hiến sứ.
21. Ông Dũng Nghĩa là con ông Nhân Bị, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1493), làm quan Công bộ thượng thư kiêm giám sát ngự sứ.
22. Ông Hoàng Khoản là em ruột ông Nhân Thiếp, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490) làm quan Hiến bát sứ.
23. Ông Nhân Huân con ông Nhân Thiếp, đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496), đỗ Hội nguyên lúc 21 tuổi, vì trẻ quá không được làm Trạng nguyên mà làm quan Thượng thư bộ lễ.
24. Ông Nhân Kính em ruột ông Nhân Huân, đỗ Thám hoa khoa Bính Thìn (1496) lúc 18 tuổi, vì ít tuổi nên vua Lê Thánh Tông hạ xuống tiến sĩ đệ tam giáp, làm quan thượng thư bộ hình.
25. Ông Nhân Lượng đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496).
26. Ông Bá Tuấn con ông Nhân Dư, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499), làm quan Thượng thư.
27. Ông Lý Quang con ông Nhân Đạc, đỗ tiến sĩ Hoàng giáp khoa Mậu Thìn, chống nhà Mạc, tử tiết.
28. Ông Nhân Gia con ông Củng Thuận, đỗ cử nhân là quan Lễ bộ thị lang, cũng chống nhà Mạc, tử tiết.
29. Ông Năng Nhương, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1562), làm quan Thượng thư đông các đại học sĩ.
30. Ông Nhân Anh, đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn, Đại lý tự khanh.
31. Ông Sỹ Khuê đỗ cử nhân.
32. Ông Danh Thịnh đỗ cử nhân.
33. Ông Nguyễn Sỹ Định ở An Định, Thụy Anh, Nam Định, nay thuộc Thái Thụy, Thái Bình, thi Hương khoa Quý Dậu (1813), đỗ cử nhân Gia Long năm thứ 12, làm quan Tham hiệp.
34. Ông Nguyễn Sỹ Bình, ở An Cư, Quảng Trị, thi Hương khoa Nhâm Ngọ (1882), Tự Đức năm thứ 35, đỗ cử nhân, làm quan tri huyện Phong Lộc, tỉnh Thừa Thiên.
35. Ông Nguyễn Sỹ Cổn đỗ cử nhân, sau đổi tên là Nguyễn Văn Bính, quê xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, thi Hương khoa Tân Tỵ (1821), Minh Mạng năm thứ 2 tại trường Thăng Long, làm quan bố chánh tỉnh An Giang.
36. Ông Nguyễn Sỹ Đào, người xã Văn Tràng, huyện Lương Sơn, nay là huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, thi Hương khoa Ất Mão (1855), Tự Đức năm thứ 8, đỗ cử nhân tại trường Nghệ An.
37. Ông Nguyễn Sỹ Đàn, Kim Đôi, Quế Võ, Bắc Ninh, thi Hương khoa Tân Sửu (1841), Thiệu Trị năm thứ nhất, đỗ cử nhân tại trường Hà Nội.
38. Ông Nguyễn Sỹ Giác, xã Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội, Thượng hạng ấm linh, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1910), Duy Tân năm thứ 4 khi ông 23 tuổi.
39. Ông Nguyễn Sỹ Hoàng sau đổi tên là Nguyễn Tri Viễn, người xã Phú Lộc, huyện Quảng Tế, tỉnh Thanh Hóa, thi Hương khoa Ất Mão (1915), Duy Tân năm thứ 9, đỗ cử nhân tại trường Thanh Hóa năm 28 tuổi.
40. Ông Nguyễn Sỹ Lễ, xã Đông Biện, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (nay gọi là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân) thi hương khoa Ất Mão (1855), Tự Đức năm thứ 8, tại trường Thanh Hóa, đỗ cử nhân làm quan Hộ đốc.
41. Ông Nguyễn Sỹ Long, xã Lý Hòa, Bố Trạch, Quảng Bình, thi hương khoa Canh Tý (1840), năm Minh Mạng thứ 21, đỗ cử nhân tại Thừa Thiên làm quan Ngự sứ.
42. Ông Nguyễn Sỹ Tư, xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thi hương khoa Quý Mão (1903) Thành Thái năm thứ 15 tại trường Nghệ An, lúc ông 37 tuổi, làm thông phán tỉnh Bình Định.
Tất cả các vị có tên trên được trích trong “Các nhà khoa bảng Việt Nam”, “Việt Nam nhất thống chí”, “Việt Nam sử ký toàn thư”, “Đại Nam quốc sử” do các nhà xuất bản phát hành.
Ngoài các vị trên còn có một số vị tuy có đỗ tiến sỹ, hoặc cử nhân nhưng do triều đình bất hòa, hoặc không chịu làm quan, hay gặp thời gian loạn lạc, cũng có trường hợp một người mang nhiều tên, họ khác nhau, địa danh quê quán cũng không rõ ràng nên không có tên trong danh sách. Trong số đó có vị tổ Nguyễn Sỹ Đàn, đỗ cử nhân, và vị tổ Nguyễn Đắc Nho, đỗ tiến sỹ ở phường Hưng Dũng , TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ông Nguyễn Sỹ Đoàn ở Kim Đôi, Quế Võ, Bắc Ninh, đỗ cử nhân khoa Tân Sửu (1841) Thiệu trị năm thứ nhất tại trường Hà Nội mà không thấy có trong danh sách họ Nguyễn Sỹ ở làng Kim Đôi, trong lúc dòng họ Nguyễn Sỹ ở phường Hưng Dũng, thành phố Vinh lại có tên vị tổ Nguyễn Sỹ Đàn, đỗ cử nhân. Có thể chữ Đàn và chữ Đoàn là một, phải chăng đây là vị thủy tổ của dòng Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng. Hơn nữa theo truyền thuyết gốc tổ dòng Nguyễn Sỹ ở phường Hưng Dũng là từ Thanh Hóa vào, cũng rất có thể là từ Bắc Ninh vào. Chúng tôi coi đây là dấu mốc cần được tiếp tục nghiên cứu để xác định.
Chắc chắn rằng danh sách trên đây là chưa đủ, do vậy sau này nếu có điều kiện phát hiện thêm chúng ta sẽ bổ sung tiếp.
|